Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Habubank đứng vững xóa nợ nần

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank s không còn n nần.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
habubank hết nợ nần
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Tổ TK&VV bạn đồng hành cùng NHCSXH

Tổ TK&VV ở cơ sở luôn đồng hành cùng NHCSXH tỉnh Phú Yên trong việc thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/Nhờ hoạt động hiệu quả, Tổ TK&VV đã góp phần gắn kết hội viên trong tổ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đi vay.
Phát huy hiệu quả
Phú Yên hiện có gần 2.500 Tổ TK&VV, bình quân 37 hộ/tổ, mỗi tổ quản lý vốn vay hơn 530 triệu đồng. Định kỳ mỗi tháng, Tổ trưởng Tổ TK&VV đến điểm giao dịch xã, phường trả lãi tiền vay cho các tổ viên, tham gia họp giao ban với ngân hàng và lãnh đạo xã, phường để phản ánh tình hình sử dụng vốn của hộ vay, nêu những khó khăn, vướng mắc và cập nhật quy định mới về các chương trình cho vay của NHCSXH... Sau đó, Tổ trưởng Tổ TK&VV về phổ biến lại cho tổ viên; đôn đốc, nhắc nhở mọi người thực hiện. 
Bà Hồ Thị Năm, Tổ trưởng Tổ TK&VV ở buôn Thu, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa cho biết: "Tổ TK&VV của tôi có 48 hội viên, trong đó 70% là người đồng bào DTTS, từ khi được vay vốn của NHCSXH, sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ, ý thức của hội viên được nâng lên. Bên cạnh việc trả lãi hàng tháng cho ngân hàng, hội viên còn tham gia gửi tiền tiết kiệm. Trong lúc thông tin về các chương trình cho vay, cán bộ Tổ TK&VV thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước".  
 
Ông Nguyễn Bá Huệ, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Phú Liên, xã An Phú, TP. Tuy Hòa thì chia sẻ: "Trong các buổi sinh hoạt tổ định kỳ, chúng tôi thường phổ biến các chính sách mới của NHCSXH, nhắc nhở, đôn đốc hộ vay trả gốc, lãi vay đúng hạn". Tổ TK&VV của Huệ hiện có 46 hộ, dư nợ 910 triệu đồng. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ nghèo, gia đình khó khăn được vay tối đa 30 triệu đồng/hộ để nuôi bò, cải thiện thu nhập. 
Nâng chất hoạt động
Ngoài vai trò giám sát và quản lý vốn vay, các Tổ TK&VV còn thực hiện bình xét hộ vay theo quy định, đảm bảo đồng vốn được giải ngân đúng đối tượng. Hàng quý, NHCSXH tỉnh Phú Yên đều có đánh giá, xếp loại hoạt động của các Tổ TK&VV. Trong năm 2011, tỉ lệ Tổ TK&VV ở Phú Yên đạt khá, tốt chiếm gần 90%.

Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên Đào Tấn Nguyên, hàng năm, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về cho vay, thu nợ, thu lãi, hạch toán đầu tư sử dụng vốn vay cho cán bộ hội, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Trong thời gian tới, để đồng vốn ưu đãi của ngân hàng tiếp tục đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, các địa phương cùng hội đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của các hộ dân. Thông qua các đợt kiểm tra, ngân hàng sẽ phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các Tổ TK&VV không thực hiện đúng quy trình nhận ủy thác vốn như thu phí sai quy định; ghi chép sổ sách, quản lý lưu giữ hồ sơ còn sơ sài; tổ chức bình xét cho vay sai đối tượng, công tác thu hồi vốn vay theo phân kỳ và thu lãi chưa đạt hiệu quả... Khi xảy ra tình trạng xâm tiêu, vay ké, NHCSXH tỉnh Phú Yên sẽ xác định rõ số tiền bị chiếm dụng, nguyên nhân, cách thức chiếm dụng, cá nhân có liên quan, tùy trường hợp cụ thể để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
 
Lê Thị Hảo

NHNN: Chỉ còn 29,1% các khoản vay cũ có lãi suất trên 15%

Tính đến 2/8, các khoản vay lãi suất dưới 10% chiếm 3,4%, lãi 10 - 13% chiếm 18,5%, mức lãi 13 - 15% chiếm 49,1%.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/viec-lam/co-hoi/Ngày 7/7/2012, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị các tổ chức tín dụng rà soát và điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm trên cơ sở khả năng tài chính. 

Đến ngày 2/8/2012, tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15%/năm. 

Theo số liệu đến ngày 27/7/2012, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 (65,3%).

Đến ngày 2/8/2012 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng (05 NHTM nhà nước, 27 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chiếm thị phần tín dụng 90%.
Theo đó, dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 18,5%, mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 49,1%, mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng là 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012). 
Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTMNN (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,9%), giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7/2012 (61%).
Theo TTVN/SBV

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bán gần hết 6.000 tỷ đồng trái phiếu qua đấu thầu điện tử

Nhu cầu trái phiếu của các ngân hàng, định chế tài chính tiếp tục tăng cao khi lượng dự thầu mua trái phiếu trong phiên giao dịch điện tử đầu tiên, lên tới gần 15.800 tỷ đồng, trong khi lượng mời thầu chỉ đạt 6.000 tỷ.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật


Các ngân hàng tiếp tục gom mạnh trái phiếu.


Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức theo hình thức đấu thầu điện tử chiều 8/6, đã có 5.650 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được bán, trên tổng số 6.000 tỷ gọi thầu.

Trong đó, các loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm (lãi suất 9,2% một năm) và 5 năm (lãi suất 9,59%) được bán hết 2.000 tỷ đồng mỗi loại. Riêng trái phiếu kỳ hạn 2 năm (lãi 9,1% một năm) bán được 1.650 tỷ, trên tổng số 2.000 tỷ gọi thầu.

Trên thực tế. tổng lượng dự thầu của 18 thành viên giao dịch (chủ yếu là các ngân hàng, định chế tài chính) đạt 15.790 tỷ đồng, trong đó tập trung nhiều nhất vào kỳ hạn 3 năm với 7.460 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần lượng gọi thầu.

Sau 50 phiên giao dịch kể từ đầu năm, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành được đạt hơn 100.000 tỷ đồng. Trung bình có khoảng 2.000 tỷ đồng trái phiếu được bán mỗi phiên, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo lãnh đạo của HNX, việc đưa hệ thống đấu thầu điện tử vào hoạt động cũng sẽ góp phần tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian cũng như đảm bảo tính minh bạch của hoạt động đấu thầu.

Đường đi bí ẩn của 25 triệu cổ phần đại gia Diệu Hiền

Trong vòng 3 năm, 25 triệu cổ phần được bà Hiền đem đi thế chấp, chuyển nhượng ở 3 nơi, dẫn đến việc nhập nhằng giải chấp trong khi Bianfisco không thể xoay vốn trả nợ nông dân, duy trì sản xuất.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Ông Trí đang làm việc tất bật với các ngân hàng để có tiền trả nợ nông dân và cứu Bình An cho bằng được vì gia đình ông dồn hết tâm huyết vào đây. Ảnh: Thiên Phước
Ngày 6/8, ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) bay ra Hà Nội đàm phán một lần nữa với các chủ nợ ngân hàng để thống nhất phương án giải chấp 25 triệu cổ phần trước đây thuộc sở hữu của vợ là bà Phạm Thị Diệu Hiền. Số cổ phần này do Bianfishco phát hành, mệnh giá 250 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ công ty.
Chuyện nhập nhằng xảy ra một phần do lúc còn làm Tổng giám đốc Bianfishco, bà Hiền đồng thời thế chấp 25 triệu cổ phần cho 2 ngân hàng, rồi lại làm hợp đồng kỳ hạn bán cho một công ty.
Cụ thể, ngày 2/8/2010, bà Hiền thế chấp toàn bộ số cổ phần cá nhân đang nắm giữ tại Bianfishco cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để lấy vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến ngày 11/1/2011 số cổ phần này được bà Hiền thế chấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và hai bên đã đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nửa năm sau, ngày 13/7/2011 bà Hiền tiếp tục mang 25 triệu cổ phần chuyển nhượng cho Công ty Hồ Mây (được Habubank ủy thác). Ngày 9/9/2011 thêm một cổ đông của Bianfishco chuyển nhượng cho Công ty Hồ Mây trên 9 triệu cổ phần, chiếm 10,01% vốn của Công ty Bình An. Tổng cộng tất cả các khoản góp vốn, ủy thác đầu tư, Habubank nắm tới 39 triệu cổ phần, tương đương 78% vốn điều lệ Bianfishco.
Habubank sau đó phải tái cơ cấu, sáp nhập vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội của bầu Hiển, nên toàn bộ các khoản nợ của Bình An được chuyển giao sang cho chủ mới là SHB.
Để chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Bianfishco, SHB cam kết phát hành thư bảo lãnh (không hủy ngang vô điều kiện) cho Bianfishco nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay (cả gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính phát sinh có liên quan) của VDB tại các hợp đồng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu. Khi thư bảo lãnh có hiệu lực, VDB giải chấp toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay của Bianfishco, trong đó có 25 triệu cổ phần mang tên Phạm Thị Diệu Hiền để ông Trí và SHB đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Công văn của VDB đồng ý giao sổ cổ đông do bà Hiền đứng tên cho SHB khi phát hành thư bảo lãnh nợ nần của Bianfishco. Ảnh: Thiên Phước
Cứ tưởng mọi chuyện được giải quyết êm đẹp, nào ngờ hai tuần trước Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nhận được công văn của BIDV chi nhánh Sở Giao dịch TP HCM với nội dung 25 triệu cổ phần do Bianfishco phát hành mang tên bà Hiền đã được thế chấp tại đây. Ngân hàng này yêu cầu Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nếu muốn thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh cho Bianfishco liên quan đến 25 triệu cổ phần của bà Hiền thì phải có văn bản giải chấp của BIDV.
Lý giải về chuyện một tài sản được đem đi thế chấp tại nhiều ngân hàng, Tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí cho biết, hai năm trước, vợ ông được BIDV đề nghị giao 25 triệu cổ phần để được ngân hàng này bơm thêm vốn đầu tư kinh doanh. Thế nhưng khi giao cổ phần mà Bianfishco không nhận được thêm đồng nào từ phía BIDV.
"Khoản Bianfishco nợ 193 tỷ đồng tại BIDV chỉ liên quan đến tài sản thế chấp trị giá trên 300 tỷ đồng là dây chuyền sản xuất và vùng nuôi trồng thủy sản 100 ha”, ông Trí nói.
Còn về việc tại sao sau đó cổ phần đã thế chấp ở VDB rồi bà Hiền vẫn bán cho đơn vị khác, ông Trí không giải thích rõ, chỉ cho biết, việc mua bán giữa bà Hiền và Công ty Hồ Mây được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn 5 năm. Rất có thể bà Hiền tính toán thời điểm bàn giao cổ phần là khi đến thời hạn giải chấp khoản vay ở VDB.
Cũng theo ông Trí, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nhận được văn bản của BIDV nên Sở này đề nghị ông làm việc với Chi nhánh Sở Giao dịch 2, TP HCM. Trong những ngày hàng chục nông dân đến biệt thự trên đường 30/4, TP Cần Thơ đòi Bianfishco trả tiền bán cá, ông Trí từ Hà Nội bay về TP HCM đàm phán với BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 2, TP HCM liên quan đến 25 triệu cổ phần của bà Diệu Hiền.
Một nguồn tin cho biết, việc đàm phán của ông Trí đã đạt được kết quả tốt đẹp nhưng mọi giấy tờ phải được Chi nhánh Sở Giao dịch 2 TP HCM chuyển ra Hội sở chính của BIDV tại Hà Nội để lãnh đạo ngân hàng này phán quyết theo thẩm quyền. Theo ông Trí, có thể ngày 7/8 sẽ bay về mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết để được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với hai thay đổi chính là SHB chiếm 50% vốn điều lệ của Bianfishco và người đại diện theo pháp luật là ông Trí, thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Đường đi của 25 triệu cổ phần Bianfishco từ tháng 8/20120 đến khi bán cho Công ty Hồ Mây theo hợp đồng ủy thác với Hababubank. Đồ họa: Thanh Lan
Lý giải về việc trên giấy tờ SHB nắm giữ 78% vốn điều lệ của Bianfishco nhưng thực tế ngân hàng này chỉ đề nghị ghi nhận sở hữu với 50% cổ phần, ông Trí nói: “Theo tôi, Công ty Bình An làm ăn thua lỗ nên số cổ phần của Diệu Hiền đang được bàn tán xôn xao giờ đây chỉ còn là tờ giấy lộn. Vì vậy, ngân hàng của bầu Hiển chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của Bianfishco. Sau này Công ty Bình An tái cấu trúc theo hướng tăng thêm vốn điều lệ lên 1.200 - 1.500 tỷ đồng thì SHB bơm thêm vốn cho đủ 600-750 tỷ đồng. Trước mắt, nếu có giấy phép đăng ký kinh doanh thì SHB sẽ rót tiền về để tôi trả nợ nông dân”, ông Trí nhấn mạnh.
Nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền vẫn điều trị bệnh tại Mỹ chưa về nên trước mắt các nghi vấn xung quanh đường đi của 25 triệu cổ phần Bianfishco chưa thể làm sáng tỏ. Vấn đề được đặt ra là có hay không có sự khuất tất trong việc một tài sản được đem thế chấp tại 3 ngân hàng rồi lại bán cho một bên thứ tư.
Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cần làm rõ động cơ dùng 25 triệu cổ phần chưa được giải chấp ở ngân hàng này mà thế chấp cho ngân hàng kia rồi bán cho doanh nghiệp khác của bà Hiền.
“Theo tôi, cơ quan chức năng cần làm rõ có hay không hành vi gian dối của bà Hiền trong việc cầm cố, thế chấp và chuyển nhượng ở 3 nơi. Đối với bên nhận thế chấp, khi tiếp nhận giấy chứng nhận sở hữu cổ phầncủa bà Hiền, ngân hàng có biết 25 triệu cổ phần đã được bà Hiền thế chấp ở nơi khác. Nếu biết thì ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ này”, luật sư Đức nêu quan điểm.
Trong khi đó, một luật sư khác tại Hà Nội (xin giấu tên) cho biết: “Một tài sản đảm bảo có thể thế chấp tại nhiều nơi với điều kiện số giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn tổng các nghĩa vụ được bảo. Hơn nữa, cũng chưa thể nói bà Hiền có dấu hiệu lừa đảo ở việc bán cổ phần này bởi còn phải xem xét những thỏa thuận riêng giữa các bên”.
Liên quan đến nợ nần của Công ty Bình An, UBND TP Cần Thơ đã có cuộc họp tổ thống kê và xử lý nợ tại Bianfishco. Theo báo cáo, đến giữa tháng 6/2012 Bianfishco nợ các ngân hàng, nông dân, đối tác và bảo hiểm xã hội thể hiện trên giấy tờ khoảng 1.791 tỷ đồng. Trong khi đó tài sản của Bianfishco chỉ hơn 1.320 tỷ đồng nên mất cân đối gần 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Trí khẳng định sau khi bán tài sản, đất đai để trả nợ, hiện nay Bianfishco chỉ còn nợ trong nợ ngoài khoảng 900 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 300 tỷ đồng là nợ phải thu được VDB đồng tình với Công ty Mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp (DATC – Bộ Tài chính) là chuyển thành vốn góp khi tái cơ cấu nợ của Bianfishco. Trong một biên bản ký kết với Bianfishco và ngân hàng của bầu Hiển, DATC chịu trách nhiệm làm đầu mối đàm phán với BIDV, VBD và các chủ nợ khác khoanh nợ cho Bianfishco trong hai năm không tính lãi.
Thiên Phước - Thanh Lan

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Phía sau chuyện ngân hàng kích cầu bất động sản

Gần đây, dư luận tỏ ra khá bất ngờ khi các ngân hàng chạy đua kích cầu bất động sản thông qua việc ồ ạt cho vay mua nhà tại các dự án.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Câu chuyện cũng có thể giản đơn nếu suy diễn theo hướng, rằng bất động sản đang lâm cảnh khó khăn, việc các chủ đầu tư bắt tay với các ngân hàng để kích cầu, thu hút khách hàng, qua đó tăng tính thanh khoản cho thị trường cũng là chuyện dễ hiểu. Và tất nhiên, người chịu thiệt trong chiến lược này rất có thể là doanh nghiệp, chủ đầu tư khi phải gánh hộ khách hàng những khoản ưu đãi lãi suất từ phía các ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu lật giở từng giai đoạn hay từng “cái bắt tay” của các ngân hàng với các chủ đầu tư trước đó - thời điểm mà bất động sản đang ở thời kỳ “đỉnh cao phong độ” và các ngân hàng “hùng hồn” tuyên bố rót hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án, mới thấy được câu chuyện kích cầu bất động sản hiện nay không đơn giản như ai đó vẫn nghĩ.

Vì nhiều áp lực?

Kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố cởi trói giới hạn tín dụng gần như toàn bộ cho lĩnh vực bất động sản hồi đầu tháng 4/2012, nhiều ngân hàng thương mại lớn dường như đã tiếp thu “ngay và luôn” chủ trương này bằng việc đổ xô cho vay mua nhà tại các dự án bất động sản.

Điều này được dư luận, đặc biệt là giới đầu tư kinh doanh bất động sản đánh giá rất cao, bởi nó được ví như một nguồn oxy quý giá giúp thị trường vượt qua cơn khát vốn đối với cả chủ lẫn khách hàng trên thị trường bất động sản trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, xét về nghiệp vụ và những quy chuẩn trong hoạt động tín dụng thì việc các ngân hàng ồ ạt cho vay mua nhà có thể sẽ vi phạm quy định trong hoạt động tín dụng. Bởi lẽ, với các gói cho vay mua nhà mà theo các ngân hàng quảng bá là 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm chính là các khoản vay dài hạn, trong khi vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn và các ngân hàng chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn.

Bình luận về động thái này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho rằng, ông rất bất bình, bức xúc trước việc các ngân hàng Việt Nam lấy vốn huy động ngắn hạn mang đi cho vay dài hạn mua nhà, đầu tư dự án, trong bối cảnh Việt Nam chưa có một cơ quan bảo lãnh tín dụng như ở Mỹ hay nhiều nước khác.

“Đành rằng việc nới lỏng tín dụng đối với bất động sản tại một số dự án là theo chủ trương của Chính phủ, nhưng bản thân dòng vốn của các ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên nếu càng lao vào bất động sản thì có thể họ càng gặp khó”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Đặc biệt, nếu để ý thì sẽ thấy hiện chỉ có các ngân hàng quốc doanh mới mạnh tay với các gói cho vay mua nhà hỗ trợ lãi suất. Theo các chuyên gia, động thái này có thể phục vụ cho khá nhiều mục đích, trong đó nổi lên là áp lực cải thiện tăng trưởng tín dụng.

Bởi lẽ, ngay như một ngân hàng lớn là Vietinbank, thì 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đã giảm 3,1%, trong khi ai cũng biết 80 - 90% lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào tín dụng...

Cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc cầu vay vốn tại doanh nghiệp hiện quá thấp do hàng tồn kho nhiều cũng như các điều kiện cho vay xấu đi khi nền kinh tế khó khăn, trong khi cầu tín dụng tiêu dùng (mua nhà) lại có xu hướng tăng khi giá bất động sản đã giảm sâu trong một thời gian dài. Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng, đó là cách lách luật khá khéo của các ngân hàng bởi đơn giản là lãi biên tín dụng tiêu dùng (mua nhà) luôn cao hơn nhiều so với cho doanh nghiệp vay để sản xuất.

Nhưng, sâu xa hơn cả và là động lực chính để các ngân hàng mạnh tay cho vay mua nhà chính là họ muốn chung tay cùng với chủ đầu tư giải phóng hàng chục, hàng trăm nghìn căn hộ đang tồn kho. Đó có thể là mũi tên trúng hai đích, trong đó không loại trừ khả năng tự cứu mình, vì nợ xấu và kẹt vốn đầu tư trong các dự án của ngân hàng.

TS. Nguyễn Thị Mùi (Ngân hàng Vietinbank) mới đây khi trao đổi với VnEconomy cũng đã thừa nhận, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn như hiện nay, nếu các ngân hàng không xem xét, sàng lọc các dự án để cho chủ đầu tư tiếp tục vay thêm thì rất có thể ngân hàng cũng “chết chìm” theo các doanh nghiệp, các dự án.

Hay tự cứu mình?

Những nhìn nhận của các chuyên gia nói trên không phải là không có cơ sở, bởi nếu lật giở lại trong quá khứ, không quá khó để hiểu rằng, ông chủ thực sự của không ít dự án bất động sản chính là các ngân hàng thương mại lớn nhỏ.

Chẳng hạn, mới đây việc Vietinbank công bố bản thỏa thuận hợp tác cho vay mua nhà tại dự án Gò Sao với Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco) không đơn thuần chỉ là cái bắt tay kích cầu bất động sản. Bởi ít ai biết được, hơn 3 năm trước, cùng với Vietcombank, ngân hàng này đã rót vào dự án Gò Sao 500 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư của dự án. Thế nhưng, không may cho các ngân hàng, sau khi rót vốn, thị trường bất động sản cũng tuột dốc không phanh và rốt cục là những đồng vốn bỏ vào dự án cũng đang có khả năng khó khăn trong thu hồi.

Một trường hợp tương tự của Vietinbank là dự án nhà ở cao tầng 102 Trường Chinh (Hà Nội). Dự án này cũng nằm trong số 31 dự án mà Vietinbank vừa công bố cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Được biết, hơn một năm trước, một chi nhánh của ngân hàng này đã cho Công ty Cổ phần cơ điện và Xây dựng Việt Nam (Meco) vay một khoản tiền không nhỏ (310 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư) để triển khai dự án. Tương lai của khoản lợi nhuận và vốn gốc của khoản vay trên có thu về được hay không chỉ có Vietinbank và Meco hiểu rõ hơn ai hết.

Và trong số 31 dự án bất động sản mà Vietinbank công bố hợp tác hôm 21/7, ngoại trừ các dự án được hưởng lãi suất ưu đãi 12%/năm nằm trong chương trình “5.000 tỷ đồng chung tay xây nhà mơ ước”, thì còn có không ít dự án được ngân hàng này thừa nhận là “đã liên kết với Vietinbank”.

Bình luận trước động thái cởi mở cho vay mua nhà của các ngân hàng, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng chủ trương mở hầu bao với một số đối tượng bất động sản là đúng, song cần phải đúng đối tượng, tức là phải hướng đến những người có nhu cầu mua nhà thực sự, những người thu nhập thấp.

Tuy nhiên, theo ông, nếu việc cho vay mua nhà đó mà có liên quan đến việc các ngân hàng từng cho vay, góp vốn để đầu tư dự án trước đây thì khá nguy hiểm. Các cơ quan quản lý cần phải phát hiện để ngăn chặn.

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, giả dụ trong trường hợp nếu các ngân hàng đang kẹt vốn tại các dự án, thì việc tiếp tục bắt tay với chủ đầu tư lại càng khiến ngân hàng thêm kẹt. Muốn giải quyết thì tốt nhất phải tiến hành cho vay ngắn hạn để đồng vốn quay vòng được nhanh hơn.

“Thực tế trên thế giới cũng đã có nhiều ngân hàng phải dùng tiền mới để cứu tiền cũ, song đó là việc làm nguy hiểm. Do đó, việc các ngân hàng tiếp tục cho khách hàng vay mua nhà chỉ để mong thu hồi được đồng vốn trước đó là việc làm khá rủi ro”, ông Hiếu nói.

Tất nhiên, theo vị này, cũng có thể một số ngân hàng lớn hiện nay bị áp lực về kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, trong bối cảnh dư thừa nguồn vốn nên buộc họ phải tìm mọi cách để tháo gỡ điều đó. 

Chuyên gia này khuyến cáo thêm, nguyên tắc cho vay bất động sản đối với doanh nghiệp cũng như cá nhân thì đều phải có nguồn hoàn trả. Nếu không may nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp đóng cửa,… thì việc hoàn trả là rất khó, từ đó khiến cho rủi ro đối với các ngân hàng tăng lên rất cao.
Theo Từ Nguyên
Vneconomy

Lãi suất tiền gửi không thể giảm sâu

Lãi suất huy động dự kiến sẽ tiếp tục giảm, song không thể giảm sâu, bởi như vậy sẽ khó huy động do người dân không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Mặc dù trần lãi suất cho vay đã được đưa về mức dưới 15%/năm, đồng thời các ngân hàng đã triển khai tích cực việc giảm lãi suất khoản vay cũ và ưu đãi chi phí vay vốn cho khách hàng mới, nhưng theo nhiều doanh nhiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, để ổn định và phát triển bền vững, thì lãi suất cho vay nên ở mức dưới 10%.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp khuyến nghị nên khoanh nợ, giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp có thành phẩm tốt, kích thích thị trường, đồng thời, lãi suất cho vay phải từng bước điều chỉnh giảm thêm. Lý do là, so với các thị trường khác trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam đang ở mức khá cao, nên làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Điều này cũng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chia sẻ với các doanh nghiệp tại TP.HCM. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đây cũng là mong muốn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
“Nếu lạm phát năm nay dưới 7%, thì cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm xuống 8%. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không thể giảm lãi suất huy động quá mạnh, vì người dân sẽ không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác. Như vậy, ngân hàng khó huy động để cho vay. Do đó, lãi suất đầu vào có thể sẽ giảm thêm chút nữa, song phải hết sức thận trọng”, ông Bình nhấn mạnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, giảm lãi suất huy động sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay giảm. Tuy nhiên, lúc này, chưa có điều kiện giảm ngay, vì một số ngân hàng thời gian qua đã huy động cao, nên chưa tiêu thụ hết vốn giá cao.
Theo đánh giá của một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, có khả năng đưa lãi suất xuống 10%, nếu thực hiện tốt ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế ổn định lạm phát, nhưng ít nhất cũng phải sang năm tới. Lý do là, khi trần lãi suất huy động giảm sâu thì các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn đối với những người có tiền nhàn rỗi.
Trong đó, với giá bất động sản đã rất thấp hiện nay, có người sẽ nghĩ đến phương án rút tiền tiết kiệm để mua nhà, để chuyển sang đầu tư vào thị trường khác có lợi hơn, như thị trường ngoại tệ và vàng.
Vì thế, theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đến cuối năm nay, lạm phát có thể xuống 8%, song lãi suất huy động vốn ở mức 9% là phù hợp, không nên giảm thêm.
Thực tế, hiện tại, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng vẫn có tình trạng “xé” trần quy định. Các ngân hàng nhỏ thừa nhận, nâng chi phí huy động là tự sát, nhất là khi đầu ra không còn thuận lợi như trước đây, song do mức trần 9% được cào bằng và lợi thế thuộc về ngân hàng lớn, nên khó xóa được tình trạng vượt rào lãi suất ở nhà băng quy mô nhỏ.
Nhận định về hoạt động ngân hàng, Báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam của Standard Chartered vừa công bố cho rằng, lãi suất sẽ còn giảm thêm lần nữa trong năm nay.
Theo dự báo của Standard Chartered, GDP của Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự đoán trước đó là 5,8%. Đồng thời, lạm phát tại Việt Nam đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu và có thể sẽ hạ xuống mức bình quân 8,8%/tháng (so với mức cùng kỳ năm trước) trong năm 2012, từ mức bình quân 18,7%/tháng trong năm 2011. Vì thế, Standard Chartered cho rằng, lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán sẽ hạ từ mức 11% hiện nay xuống 9% vào cuối năm.

Theo Thùy Vinh
Đầu tư

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

PVN-Index không chỉ là bộ chỉ số ngành dầu khí

Ngày 3/8/2012, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ công bố bộ chỉ số chứng khoán PVN-Index với các NĐT trong và ngoài nước. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
PVN-Index bao gồm cổ phiếu của các công ty thành viên PVN niêm yết và đăng ký giao dịch trên 3 sàn chứng khoán: HOSE, HNX và UPCoM. Bộ chỉ số được phát triển bởi CTCK Dầu khí (PSI), trực thuộc PVN, dưới sự tư vấn của các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước


PVN là Tập đoàn đi đầu trong việc cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu các DN thành viên trên TTCK. Kể từ khi DN đầu tiên thuộc PVN được cổ phần hóa năm 2005 đến nay, hầu hết các đơn vị thành viên đã được cổ phần hóa thành công, thu thặng dư vốn về cho Nhà nước gần 25.000 tỷ đồng. Các DN được cổ phần hóa đều hoạt động hiệu quả và thu hút sự quan tâm đầu tư từ nhiều NĐT cả trong và ngoài nước.


Hiện nay, có 32 DN thuộc PVN niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK. Các DN này chỉ chiếm 3,8% về số lượng, nhưng chiếm tới 14,3% giá trị vốn hóa của toàn bộ TTCK. Nhằm xây dựng một bộ chỉ số chứng khoán phản ánh diễn biễn giá các cổ phiếu thuộc PVN trên thị trường, PVN đã quyết định xây dựng bộ chỉ số PVN-Index.


Bộ chỉ số PVN-Index bao gồm 88 chỉ số con, được chia làm 3 nhóm chính: nhóm chỉ số đại diện, nhóm chỉ số đầu tư và nhóm chỉ số ngành. Nhóm chỉ số đại diện bao gồm tất cả các công ty niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên 3 sàn chứng khoán. Nhóm chỉ số đầu tư, cụ thể là PVN10, bao gồm 10 công ty đứng đầu về giá trị vốn hóa, có điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu tự do giao dịch và tính thanh khoản. Nhóm chỉ số ngành trong PVN-Index được phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế ICB (Industry Classification Benchmark) do Công ty FTSE - Anh quốc phát triển, bao gồm 6 lĩnh vực chính: dầu khí, vật liệu cơ bản, tài chính, công nghiệp, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ tiện ích.


Tất cả các chỉ số trong 3 nhóm chỉ số chính nêu trên đều được tính toán theo hai phương pháp: chỉ số giá (price index) và chỉ số lợi nhuận (total return index) nhằm phục vụ cho các đối tượng NĐT khác nhau. Ngoài ra, PVN-Index được quy đổi theo 4 loại tiền tệ phổ biến: USD, EUR, JPY và VND, tạo điều kiện cho các NĐT nước ngoài xác định chính xác lợi nhuận.


PVN-Index là bộ chỉ số chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như: (i) được tính theo cả cuối ngày (end of day) và thời gian thực (real time); (ii) được tính theo tổng lợi nhuận (total return) và giá cổ phiếu (price return); (iii) được quy đổi theo các loại tiền tệ phổ biến; (iv) có sự điều chỉnh để tỷ trọng mỗi cổ phiếu không chiếm quá 15% trong mỗi chỉ số - nhằm làm giảm ảnh hưởng quá mức của các cổ phiếu lớn; (v) cổ phiếu đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn hóa thị trường, tính thanh khoản…


Bộ chỉ số PVN-Index ra đời khẳng định quyết tâm của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên trong việc minh bạch hóa thông tin và giúp các NĐT đầu tư cổ phiếu hiệu quả hơn, giúp cho hoạt động quản trị DN của PVN tốt hơn. Đặc biệt, bộ chỉ số sẽ hỗ trợ hoạt động huy động vốn, quảng bá hình ảnh của PVN và các DN thành viên trên thị trường vốn trong nước và quốc tế. Chỉ số này được quảng bá rộng rãi thông qua website PVNINDEX.VN (tiếng Việt và tiếng Anh) và Kênh thông tin tài chính Bloomberg. Qua đó, PVN trở thành hình ảnh quen thuộc hàng ngày với NĐT nước ngoài, đặc biệt khi PVN niêm yết một số tổng công ty lớn trên sàn chứng khoán nước ngoài, cũng như phát hành trái phiếu quốc tế.


Đáng chú ý, việc xây dựng PVN-Index theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ hỗ trợ cho việc đầu tư theo chỉ số - một xu hướng trên TTCK Việt Nam trong tương lai gần. Đây là phương pháp đầu tư đã được áp dụng phổ biến trên các thị trường tài chính quốc tế, là yêu cầu tất yếu của một thị trường nếu muốn phát triển và thu hút nhiều NĐT. Khi cơ quan quản lý TTCK cho phép phát triển các sản phẩm đầu tư mới, bộ chỉ số PVN-Index sẽ là một trong những bộ chỉ số đầu tiên thu hút NĐT thực hiện đầu tư theo chỉ số.


Sự ra đời của bộ chỉ số PVN Index là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành dầu khí. Với việc xây dựng PVN-Index, PVN đã nâng cao một bước trong việc minh bạch hóa thông tin đối với hệ thống DN thuộc Tập đoàn. Không chỉ là phương tiện hiệu quả giới thiệu thương hiệu PVN cùng cơ hội kinh doanh của các DN thuộc PVN đến với các NĐT trong và ngoài nước, PVN-Index sắp tới có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tạo thêm kênh huy động vốn dài hạn cho các hoạt động cốt lõi của Tập đoàn. Ngoài ra, với sự đầu tư chuyên nghiệp, bộ chỉ số PVN-Index kỳ vọng là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các chỉ số chứng khoán ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường.

Ngân hàng tiếp tục tung các gói hỗ trợ lãi suất

Sau khi đưa ra kết quả giải ngân các gói hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng thông báo sẽ tiếp tục triển khai các gói mới với lãi suất thấp hơn để đẩy nhanh tín dụng ra nền kinh tế. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
có 2 gói vay được triển khai từ ngày 15-7, bao gồm gói vay tiền đồng 15.000 tỉ đồng, lãi suất 10-12% và bằng ngoại tệ là 700 triệu đô la Mỹ với lãi suất thấp nhất là 2,5%/năm.

Ông Bình cho rằng việc triển khai các gói cho vay ưu đãi thời gian này, một mặt là ngân hàng muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, đồng thời cũng là để ngân hàng tăng trưởng tín dụng và làm ăn hiệu quả hơn trong các tháng cuối năm.

Tuy vậy, theo ông Bình, doanh nghiệp muốn vay được các gói trên cũng phải hội đủ các điều kiện cần thiết như có phương án kinh doanh khả thi, mục đích kinh doanh rõ ràng, có tài sản thế chấp… như vậy, ngân hàng mới yên tâm cho vay được, vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng huy động vốn từ dân cư, từ cổ đông.

Vào cuối tuần qua, Eximbank cũng đã triển khai gói cho vay trị giá 5.000 tỉ đồng với lãi suất 10%/năm có bảo hiểm tỷ giá. Cụ thể, nếu tỷ giá tăng khi đáo hạn, khách hàng chỉ phải trả theo tỷ giá thực tế tối đa không vượt quá 1% so với tỷ giá thời điểm giải ngân, phần vượt trên 1%, Eximbank sẽ chịu rủi ro thay cho khách hàng. Thời điểm giải ngân là từ 28-7-2012 và thời hạn trả nợ vay tối đa đến hết 31-12-2012.

Eximbank cũng công bố con số giải ngân mới nhất của gói cho vay lãi suất 7%/năm triển khai từ tháng 6 là hơn 5.600 tỉ đồng, với 600 doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.

Trước đó, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng công bố gói tín dụng 1.500 tỉ đồng, với lãi suất 11,5%/năm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM. Lãi suất áp dụng cho chương trình này tối đa không quá 14%, và tối thiểu là 11,5%/năm.

Theo ông Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp VIB, chỉ trong 10 ngày triển khai, VIB đã giải ngân được 100 tỉ đồng.

Ngày 26-7 vừa qua, Sacombank cũng triển khai thêm gói hỗ trợ 1.000 tỉ đồng với lãi suất 13-14% dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM, thời hạn cho vay tối đa là 6 tháng.

Gói hỗ trợ này tiếp theo sau gói 2.000 tỉ đồng, lãi suất 13% và 50 triệu đô la Mỹ, lãi suất 4,5% mà Sacombank đã triển khai từ ngày 10-7. Có mặt tại hội nghị “Kết nối doanh nghiệp - ngân hàng” vào cuối tuần qua, ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank cho biết hiện tại đã giải ngân được 1.700 tỉ đồng và 45 triệu đô la Mỹ trong gói hỗ trợ trên.

Theo Tổng giám đốc của Eximbank - ông Trương Văn Phước, việc hỗ trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp là cần thiết, nhưng với sức cầu của nền kinh tế chưa cải thiện như hiện nay thì vốn cũng chưa thể được hấp thụ tốt. Vấn đề hàng tồn kho quá lớn của doanh nghiệp cần phải được giải quyết sớm thì mới mong việc giảm lãi suất mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Theo Thanh Thương
TBKTSG 

Bao giờ lãi suất hạ tiếp?

Hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố lãi suất cho vay sẽ ổn định trong vòng 1 năm nhưng đến nay lại hé lộ những khả năng có thể giảm lãi suất tiếp. 

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Điều này đang trở nên khả thi khi lạm phát giảm mạnh. Vấn đề DN trông đợi là giảm bao nhiêu và khi nào giảm tiếp.

Giảm thêm 1%?

Trong buổi gặp gỡ DN gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ngân hàng Nhà nước dự tính, nếu lạm phát năm nay được khống chế ở 7% thì lãi suất huy động sẽ giảm về 8%/năm, tạo thêm cơ sở để giảm tiếp lãi suất cho vay.


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính lãi suất có thể tiếp tục giảm đến cuối năm nay, theo diễn biến của lạm phát. Thống đốc tính toán, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp, xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm.


Thực tế, qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được khống chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Vì thế, Thống đốc cũng dự báo thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay.


Thực ra, dù lãi suất đã dồn dập giảm từ 14% xuống mức 9% như hiện nay nhưng trước diễn biến mới của lạm phát và khó khăn từ kinh tế vĩ mô, đã có nhiều nhận định cho rằng lãi suất sẽ giảm và điều đó sẽ đến sớm ngay trong quý 3 này.


Cụ thể, sau khi có chỉ số CPI tháng 7, JPMorgan Chase dự báo, lãi suất sẽ còn giảm thêm ít nhất 200 điểm phần trăm trong 6 tháng cuối năm. Theo JPMorgan, lạm phát giảm có thể sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, theo đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.


Cùng xu hướng nhận định, Standard Chartered cũng cho rằng, lãi suất sẽ giảm thêm lần nữa trong năm nay. Lạm phát đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu, và có thể sẽ hạ xuống mức trung bình 8,8%/tháng trong năm 2012 từ mức 18,7% trong năm 2011. Lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán hạ xuống 9% cho đến cuối năm 2012 từ mức 11% hiện nay. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Điều này có thể thực hiện ngay trong quý 3 này.
Trong khi đó, hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay 15% sẽ ổn định trong vòng một năm. Điều đó khiến nhiều người nhận định, việc giảm lãi suất sẽ không còn diễn ra hay chí ít không tiếp diễn với xu hướng mạnh mẽ như thời gian qua. Tuy nhiên, khi có CPI tháng 7 với chỉ số âm tháng thứ 2 liên tiếp đã khiến cho nhiều dự đoán phải đổi hướng khi nguy cơ giảm phát đã lộ rõ. Và việc giảm lãi suất sẽ có cơ sở diễn ra và diễn ra sớm hơn dự kiến.


Trao đổi về xu hướng giảm lãi suất thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm nay lạm phát sẽ ở mức 7-8%, với cách tính thực tế thì lãi suất huy động từ nay đến cuối năm sẽ chỉ giảm thêm 1% ở mức 8%/năm.


Ông Nghĩa tính toán, lãi suất USD 2%, lạm phát 6 tháng còn lại có thể dao động 4%, thêm các chi phí rủi ro và niềm tin vào USD khoảng 2%, trong khi lãi suất tiền gửi VND 9%. Dư địa chỉ còn lại 1%, nếu lãi suất huy động VND xuống thấp quá, người dân sẽ đổ xô đi mua USD, tạo nên bất ổn tỉ giá. Đối với lãi suất cho vay, thông thường dư địa chênh lệch khoảng 3%, nếu có giảm thì từ nay đến cuối năm quanh mốc 12%/năm


Vướng nợ xấu, lo lạm phát

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát hiện đã thấp xa so với chỉ tiêu đặt ra, dự báo cả năm chỉ từ 4,6% đến 6%. Ông Nghĩa cho biết, thời gian dài vừa qua, lãi suất nội tệ cao hơn nhiều so với lãi suất ngoại tệ. Lãi suất ngoại tệ duy trì kéo dài ở mức 2%/năm, trong khi lãi suất nội tệ rất cao, một thời gian dài ở mức 2 con số. Sự chênh lệch rất lớn này khiến DN, dân cư và ngân hàng thương mại ồ ạt bán ngoại tệ chuyển sang nội tệ. Nhiều ngân hàng thương mại đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm.


Khi lãi suất huy động hạ xuống 9%/năm, lãi suất ngoại tệ vẫn là 2%. Nếu lạm phát cả năm 5% thì dư địa giảm lãi suất là 3%. Nếu tính lạm phát ở mức 6% thì dư địa giảm lãi suất là 2%. Tuy nhiên, dư địa này khá mong manh, vì vậy phải thận trọng. Nếu giảm lãi suất xuống 8%/năm, rất có thể người dân và các ngân hàng sẽ chuyển sang trạng thái ngược lại là chối bỏ nội tệ, như vậy tỷ giá sẽ thay đổi.


Diễn biến mới trên thị trường hiện nay là sự chuyển dịch từ ngoại tệ sang nội tệ đã dừng lại, do đó, phải rất thận trọng trong điều hành giảm lãi suất những tháng cuối năm.


Trong khi đó, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì tốc độ nợ xấu vẫn tăng nhanh. Nền kinh tế có thể còn rơi vào giảm phát nếu tình trạng trì trệ và "cục máu đông" nợ xấu chưa được giải quyết. Để khơi thông dòng vốn, theo ông Thành nên rốt ráo xử lý nợ xấu và giải quyết vấn đề niềm tin của thị trường vì nó đang gặp vấn đề.


Còn TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang gặp phải "căn bệnh" khó trị đó là suy kiệt tín dụng. Người có tiền không dám cho vay, hoặc không cho vay được, còn người cần tiền thì không vay được, cả 2 đứng nhìn qua hàng rào sắt, không thể vượt qua.


Nguyên nhân chính không phải là do suy giảm tổng cầu, mà do nợ xấu tại các ngân hàng lớn và tăng nhanh. DN cạn kiệt vốn ngày càng nhiều, tuy cố duy trì nhưng vẫn cạn kiệt, số lượng phá sản ngày càng nhiều, sản xuất giảm, đời sống ngày càng khó khăn.


Hiện nay nợ xấu quá lớn, DN và ngân hàng không có khả năng tự xử lý, "Cục máu đông quá lớn đang làm tắc nghẽn hệ tuần hoàn", cần có sự can thiệp của Chính phủ. Nợ xấu hiện 8-10%, nếu để ngân hàng và DN tự xử lý chỉ đạt được 1,1-2% mỗi năm, như vậy phải mất 5 năm mới xong. Trong thời gian này, ngân hàng sẽ chơi bài không để cho dư nợ tín dụng mới tăng hoặc kiểm soát chặt và duy trì lãi suất cao, đẻ bù đắp nợ xấu, như vậy nền kinh tế sẽ phải chịu 5 năm tăng trưởng thấp.


"Liệu chúng ta có chờ đợi được 5 năm tăng trưởng rất thấp, lạm phát thấp, DN suy kiệt, đình đốn để rồi sau đó phục hồi không?", ông Nghĩa đặt câu hỏi.


Việc xử lý nợ xấu càng nhanh càng tốt. Được biết, ngày 20/8 tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Thành ước tính, để xử lý nợ xấu cũng phải trên dưới 3 năm. Nhưng nếu không làm, dòng tín dụng của hệ thống sẽ tiếp tục ách tắc.


Nếu tín dụng từ nay đến cuối năm mỗi tháng tăng 1,5% (tương đương 6 tháng là 9%) thì tăng trưởng GDP của cả năm 2012 từ 5,3-5,4%. Với mức này, lạm phát 5 tháng sau đó từ 0,5-1% mỗi tháng. Nếu tín dụng là 2%/tháng thì 6 tháng, cuối năm sẽ là 12%, GDP cả năm 2012 có thể đạt 5,5-5,6%. Tuy nhiên, như vậy nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại 5 tháng sau đó.


Tăng trưởng tín dụng có thể là 17% nhưng nếu chia đều cho 12 tháng thì lạm phát sẽ rất thấp. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng chỉ là 12% nhưng lại chỉ trong 6 tháng thì vô cùng nguy hiểm, nền kinh tế không hấp thụ hết lượng tiền mặt dư thừa và như vậy lạm phát sẽ trở lại.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Khống chế lạm phát thành công, lãi suất cho vay sẽ về 10%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình phát biểu như trên tại Hội nghị kết nối ngân hàng gỡ khó khăn cho DN diễn ra tại TP.HCM sáng 28/7.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
“Trước đây lãi suất cho vay 17-19%/năm đã là ước mơ của doanh nghiệp (DN) nhưng nay lãi suất ở mức 15% vẫn còn cao. Nếu Chính phủ có biện pháp khống chế lạm phát thành công, tôi tin rằng lãi suất cho vay xung quanh mức 10%/năm là điều thực hiện được”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình phát biểu như trên tại Hội nghị kết nối ngân hàng gỡ khó khăn cho DN diễn ra tại TP.HCM sáng 28/7.
Lãi vay “quét sạch” lợi nhuận Ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM cho hay, khó khăn hiện nay của DN chính là sức mua của thị trường quá yếu. Điều này dẫn tới việc DN tồn kho một lượng lớn nguyên liệu, hàng hóa.
Ngoài ra, theo ông Mười, lãi suất áp dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á và đang “hủy diệt” DN một cách khủng khiếp. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là đến năm 2015, khi các nước ASEAN trở thành một thị trường chung thì DN Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.
“Ngân hàng cần phải nhanh chóng xem xét nợ đọng để khoanh nợ lại. Cần phải có biện pháp kích thích thị trường, tạo ra hàng hóa có giá thành thấp để thu hút người tiêu dùng”, ông Mười nói.
Tổng giám đôc Ngân hàng Eximbank Trương Văn Phước đưa ra con số để chứng minh lượng hàng tồn kho  của DN quá lớn. Theo đó, Eximbank thống kê 42% DN vay vốn tại đây và kết quả cho thấy giá trị hàng tồn kho của DN gấp đôi dư nợ.

Ông Phước nói: “Hàng tồn kho như tảng băng chìm dẫn tới nợ xấu của DN. Không làm vỡ tảng băng này thì cả ngân hàng, DN đều gặp khó khăn”.
Phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam Võ Quốc Thắng cho biết việc lãi suất trên 20%/năm kéo dài mấy năm gần đây đã quét sạch lợi nhuận tích cóp của DN trong vòng 5-10 năm.
Chưa kể, chi phí sản xuất của DN bị đẩy cao một phần do thủ tục hành chính. Là thành viên xây dựng Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính nhưng nhiều lần DN của ông Thắng cũng bị hành về mặt giấy tờ, thủ tục.
Nhanh chóng giảm nợ, giãn nợ
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank cho hay trong thời gian qua ngân hàng này đã tiến hành cơ cấu lại số nợ 1.500 tỉđồng; giảm lãi suất nợ cũ 8.000 tỉđồng về mức 15%/năm; tung gói hỗ trợ cho vay 2.000 tỉđồng với lãi suất 13%/năm, đến nay đã giải ngân được 1.700 tỉđồng.
Từ đây đến cuối năm, Sacombank tiếp tục tung ra gói hỗ trợ cho vay hơn 1.000 tỉđồng với lãi suất 13-15%/năm.
Ông Trương Văn Phước cho biết Eximbank đã khoanh nợ, giãn nợ hơn 3.000 tỉ đồng cho hơn 600 DN. Một số DN được giãn nợ từ 1-2 năm, thậm chí có trường hợp lên đến 6-7 năm.
Eximbank cũng đã giảm lãi suất  xuống còn 15% đối với phần lớn các khoản vay cũ. Mới đây nhất, ngân hàng này đã thông qua gói tín dụng cho vay 5.000 tỉđồng với lãi suất 10%/năm.
Ông Phước đề nghị NHNN, UBND TP.HCM cần kiến nghị Chính phủ có biện pháp kích cầu, kích thích tiêu dùng để giải phóng lượng hàng tồn kho cho DN.
Đại diện Ngân hàng BIDV cho hay qua rà soát hàng ngàn khoản vay, đến nay chỉ còn 6 khoản vay tại TP.HCM có lãi suất trên 15%. Ngoài ra, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 của BIDV giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, BIDV đã tích cực hỗ trợ, đồng hành với khó khăn của DN.


Xin nhấn mạnh rằng việc cơ cấu lại nợ không phải là chuyện ban phát hay xin cho. Doanh nghiệp nào đủ điều kiện, chúng tôi sẽ cơ cấu lại nợ để tháo gỡ khó khăn cho họ.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank


Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank cho hay từ ngày 17.7, tất cả các khoản vay của ngân hàng đã trở về mức 15%/năm. Thậm chí có nhiều khoản vay có lãi suất 13%/năm.
Riêng TP.HCM, Vietcombank đã cơ cấu lại nợ cho 11 DN. Hiện đang có 9 DN gửi hồ sơ lên ngân hàng để xem xét cơ cấu lại nợ.
Ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình (TP.HCM) cho rằng quan trọng nhất là quận phải liên kết được ngân hàng vớiDN và tìm đúng địa chị chỉ cần hỗ trợ, cho vay.
Vừa qua, quận Tân Bình đã kết nối để ngân hàng cho DN đóng trên địa bàn vay hơn 96 tỉđồng. Sắp tới, khoảng 100 tỉ đồng tiếp tục được giải ngân.
Lãi suất cho vay phải về 10%/năm
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho hay, 6 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ  đã dần ổn định hơn. Khả năng đổ vỡ của các ngân hàng được giám sát chặt chẽ. Đến nay chỉ còn hai lĩnh vực hạn chế cho vay là chứng khoán và bất động sản (xây dựng khu công nghiệp).

Trước đây, các khoản vay lãi suất 17-19%/năm được coi là thấp thì nay DN vẫn cho là cao và cần giảm thêm nữa.
Với các khoản vay cũ, NHNN đã có chỉ đạo các ngân hàng cổ phần, thương mại phải đưa về lãi suất 15%/năm. Qua hai tuần triển khai, các khoản vay cũ lãi suất trên 15%/năm chiếm 60% tổng số dư nợ hiện còn 35%.
Tuy nhiên, theo ông Bình, NHNN chỉ nhắc nhở, động viên chứ không thể bắt ngân hàng giảm lãi đối với nợ cũ. Bởi khoản vay giữa DN và ngân hàng là hợp đồng kinh tế và không bị “hồi tố” bởi các văn bản pháp luật ban hành sau.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết nếu lạm phát cả năm 2012 được khống chế ở mức 7% thì có thể cuối năm lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm. Còn nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được khống chế thì giữa năm sau lãi suất huy động có thể còn 7%/năm, lúc đó lãi suất cho vay sẽ ở mức 10%/năm.
“NHNN chỉ cần bơm ra thị trường vài trăm ngàn tỉđồng là nhiều DN hồng hào ra ngay. Nhưng việc bơm tiền chỉ được cho việc trước mắt chứ không tốt về lâu dài. Lúc đó, giá bất động sản lại lên vù vù. Bơm tiền thì DN khỏe cũng sống, yếu cũng sống; như vậy thì làm sao tái cơ cấu được nền kinh tế”, ông Bình phân tích.

Theo Trung Hiếu
Thanh niên

Đến 2030 nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP

Trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Đây là nội dung có trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/7/2012.

Quyết định nêu rõ, trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ nên việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời, việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Về chỉ tiêu cụ thể, vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP.

Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ phải giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ cho vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020. Đồng thời, gắn với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Bảo đảm nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ của nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%...

Cũng theo Chiến lược này, sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
 

Theo Trần Mạnh
Chinhphu.vn

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Giảm lãi suất cho vay: Nói suông đã thấy nhạt miệng

Doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn nên khó có điều kiện trả nợ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống ngân hàng (NH) cũng chỉ đạt 0,76%. Tình hình này buộc NH đang có nhiều hành động thực tế hơn.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Cơ cấu nợ cũ, đẩy nhanh cho vay mới
Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 6,3%, mức nhập siêu thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, mức giảm nhiều nhất được ghi nhận là nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và phục vụ sản xuất. Điều này cho thấy sức mua của nhiều thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam đang có sự suy giảm đáng kể. 

Các DN trong nước thiếu đơn hàng, nhất là đơn hàng dài hạn. Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay chính là các DN đã vay vốn với lãi suất cao trước đây hiện không còn khả năng trả nợ khi đầu ra bị thu hẹp. 

Trước thực tế trên, cộng thêm chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây về việc điều chỉnh khoản vay cũ xuống mức 15% cùng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8 - 10% trong 6 tháng còn lại của năm 2012, nhiều NH phải chủ động cơ cấu lại nguồn vốn vay cũ cũng như đẩy nhanh vốn ra để lưu thông. 

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc NH Sacombank cho biết, Sacombank đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với khách hàng DN và hộ dân. Theo thống kê, Sacombank có khoảng 26.000 tỷ đồng dư nợ tại NH được điều chỉnh trong đợt này và bình quân lợi nhuận Sacombank giảm 80 tỷ đồng/tháng. 

Sacombank đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn với hạn mức cho vay mỗi DN từ 30 - 300 tỷ đồng, giải ngân từ nay đến cuối năm 2012 cho16 DN tại TP.HCM lãi suất 13%/năm cố định trong 3 tháng đầu. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH OCB, cho biết, 379 hợp đồng vay cũ tại OCB đã giảm lãi suất xuống dưới 15% cho các đối tượng thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên. 

Thậm chí, có những khách hàng hiện nay được cơ cấu lại nợ lãi suất chỉ còn 12% vì “sức khỏe” những khách hàng này đang rất yếu buộc OCB phải linh hoạt về lãi suất để hỗ trợ DN. Còn đối với các lĩnh vực khác, theo ông Tùng, tùy theo uy tín của DN, NH sẽ xem xét giảm lãi suất nếu thấy cần thiết. 

Tương tự, ông Phạm Thiện Long, Phó tổng giám đốc NH HDBank, cũng thông tin về việc NH đang đang tập trung ưu tiên cơ cấu lại nợ cho các khách hàng DN thân thiết, có hoạt động hiệu quả và khả năng hấp thụ vốn tốt xuống dưới 15%. Lãnh đạo NH SHB cho biết còn 35% khách hàng đang vay với LS trên 15%/năm, hiện các chi nhánh NH đang giảm LS cho các khoản vay này, không phân biệt khách hàng cá nhân, DN. 

Cơ hội giấu nợ nần?

Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về những hành động hiện tại của NH. Thậm chí, không ít người hoài nghi việc điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng cũ đã vay trước đây xuống 15%/năm, mục đích sâu xa chỉ nhằm giấu khoản nợ nần vốn có tại các NH (nợ nần của NH tính đến tháng 6 là 6,3%, cao hơn nhiều so cuối năm 2011).
Theo đó, nợ nần tồn tại nhiều năm là sự tích lũy dồn tụ của những năm tăng trưởng nóng trước đó. Một phần do NH thẩm định dự án không chính xác, giải ngân vội với lãi suất cao khiến DN mất đi phương hướng kinh doanh. 

Và khi có quá nhiều vốn, DN đầu tư đa ngành, đầu tư theo phong trào mà không có sự quản lý giám sát của NH, dẫn đến nợ nần ngày hôm nay. Thay vì phải cơ cấu các NH yếu thì nay, chỉ thị ban hành như cơ hội để NH và DN bắt tay nhau biến hóa các khoản nợ sắp đến thời hạn báo cáo cuối năm, nay nợ nần thành nợ tốt bằng cách đảo nợ, gia hạn nợ với lãi suất rẻ...

Có lẽ đây chỉ là những ý kiến suy luận dựa trên diễn biến thị trường. Và dẫu rằng còn rất nhiều ý kiến phản đối từ phía DN không được vay vốn rẻ hay DN không được cơ cấu nợ cũ... nhưng thực tế cho thấy, gần đây hệ thống NH thương mại đã có nhiều hy sinh lợi nhuận (chuyện mà trước nay hiếm có), hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn là điều đáng ghi nhận. 

Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, hầu hết các NH thương mại đều đã cơ cấu lại nợ cũ cho DN. Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ nhưng tính sơ bộ trên địa bàn thành phố đã có trên 4.200 DN nhỏ và vừa tiếp cận 25.200 tỷ đồng với lãi suất tối đa 13%/năm, lãi suất phổ biến từ 12 - 12,5%/năm. 

Không chỉ vậy, các NH cũng nhận thức khó khăn mà các DN đang đối mặt không những là thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất kinh doanh mà còn về đầu ra của sản phẩm. 

Do đó, nói như ông Nguyễn Đình Tùng, định hướng tiếp theo các NH sẽ chú trọng mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho cá nhân nhằm góp phần kích cầu và kích thích sản xuất.

QUỲNH VŨ