Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Tổ TK&VV bạn đồng hành cùng NHCSXH

Tổ TK&VV ở cơ sở luôn đồng hành cùng NHCSXH tỉnh Phú Yên trong việc thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/Nhờ hoạt động hiệu quả, Tổ TK&VV đã góp phần gắn kết hội viên trong tổ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đi vay.
Phát huy hiệu quả
Phú Yên hiện có gần 2.500 Tổ TK&VV, bình quân 37 hộ/tổ, mỗi tổ quản lý vốn vay hơn 530 triệu đồng. Định kỳ mỗi tháng, Tổ trưởng Tổ TK&VV đến điểm giao dịch xã, phường trả lãi tiền vay cho các tổ viên, tham gia họp giao ban với ngân hàng và lãnh đạo xã, phường để phản ánh tình hình sử dụng vốn của hộ vay, nêu những khó khăn, vướng mắc và cập nhật quy định mới về các chương trình cho vay của NHCSXH... Sau đó, Tổ trưởng Tổ TK&VV về phổ biến lại cho tổ viên; đôn đốc, nhắc nhở mọi người thực hiện. 
Bà Hồ Thị Năm, Tổ trưởng Tổ TK&VV ở buôn Thu, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa cho biết: "Tổ TK&VV của tôi có 48 hội viên, trong đó 70% là người đồng bào DTTS, từ khi được vay vốn của NHCSXH, sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ, ý thức của hội viên được nâng lên. Bên cạnh việc trả lãi hàng tháng cho ngân hàng, hội viên còn tham gia gửi tiền tiết kiệm. Trong lúc thông tin về các chương trình cho vay, cán bộ Tổ TK&VV thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước".  
 
Ông Nguyễn Bá Huệ, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Phú Liên, xã An Phú, TP. Tuy Hòa thì chia sẻ: "Trong các buổi sinh hoạt tổ định kỳ, chúng tôi thường phổ biến các chính sách mới của NHCSXH, nhắc nhở, đôn đốc hộ vay trả gốc, lãi vay đúng hạn". Tổ TK&VV của Huệ hiện có 46 hộ, dư nợ 910 triệu đồng. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ nghèo, gia đình khó khăn được vay tối đa 30 triệu đồng/hộ để nuôi bò, cải thiện thu nhập. 
Nâng chất hoạt động
Ngoài vai trò giám sát và quản lý vốn vay, các Tổ TK&VV còn thực hiện bình xét hộ vay theo quy định, đảm bảo đồng vốn được giải ngân đúng đối tượng. Hàng quý, NHCSXH tỉnh Phú Yên đều có đánh giá, xếp loại hoạt động của các Tổ TK&VV. Trong năm 2011, tỉ lệ Tổ TK&VV ở Phú Yên đạt khá, tốt chiếm gần 90%.

Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên Đào Tấn Nguyên, hàng năm, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về cho vay, thu nợ, thu lãi, hạch toán đầu tư sử dụng vốn vay cho cán bộ hội, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Trong thời gian tới, để đồng vốn ưu đãi của ngân hàng tiếp tục đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, các địa phương cùng hội đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của các hộ dân. Thông qua các đợt kiểm tra, ngân hàng sẽ phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các Tổ TK&VV không thực hiện đúng quy trình nhận ủy thác vốn như thu phí sai quy định; ghi chép sổ sách, quản lý lưu giữ hồ sơ còn sơ sài; tổ chức bình xét cho vay sai đối tượng, công tác thu hồi vốn vay theo phân kỳ và thu lãi chưa đạt hiệu quả... Khi xảy ra tình trạng xâm tiêu, vay ké, NHCSXH tỉnh Phú Yên sẽ xác định rõ số tiền bị chiếm dụng, nguyên nhân, cách thức chiếm dụng, cá nhân có liên quan, tùy trường hợp cụ thể để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
 
Lê Thị Hảo

NHNN: Chỉ còn 29,1% các khoản vay cũ có lãi suất trên 15%

Tính đến 2/8, các khoản vay lãi suất dưới 10% chiếm 3,4%, lãi 10 - 13% chiếm 18,5%, mức lãi 13 - 15% chiếm 49,1%.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/viec-lam/co-hoi/Ngày 7/7/2012, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị các tổ chức tín dụng rà soát và điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm trên cơ sở khả năng tài chính. 

Đến ngày 2/8/2012, tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15%/năm. 

Theo số liệu đến ngày 27/7/2012, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 (65,3%).

Đến ngày 2/8/2012 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng (05 NHTM nhà nước, 27 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chiếm thị phần tín dụng 90%.
Theo đó, dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 18,5%, mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 49,1%, mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng là 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012). 
Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTMNN (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,9%), giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7/2012 (61%).
Theo TTVN/SBV

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bán gần hết 6.000 tỷ đồng trái phiếu qua đấu thầu điện tử

Nhu cầu trái phiếu của các ngân hàng, định chế tài chính tiếp tục tăng cao khi lượng dự thầu mua trái phiếu trong phiên giao dịch điện tử đầu tiên, lên tới gần 15.800 tỷ đồng, trong khi lượng mời thầu chỉ đạt 6.000 tỷ.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật


Các ngân hàng tiếp tục gom mạnh trái phiếu.


Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức theo hình thức đấu thầu điện tử chiều 8/6, đã có 5.650 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được bán, trên tổng số 6.000 tỷ gọi thầu.

Trong đó, các loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm (lãi suất 9,2% một năm) và 5 năm (lãi suất 9,59%) được bán hết 2.000 tỷ đồng mỗi loại. Riêng trái phiếu kỳ hạn 2 năm (lãi 9,1% một năm) bán được 1.650 tỷ, trên tổng số 2.000 tỷ gọi thầu.

Trên thực tế. tổng lượng dự thầu của 18 thành viên giao dịch (chủ yếu là các ngân hàng, định chế tài chính) đạt 15.790 tỷ đồng, trong đó tập trung nhiều nhất vào kỳ hạn 3 năm với 7.460 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần lượng gọi thầu.

Sau 50 phiên giao dịch kể từ đầu năm, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành được đạt hơn 100.000 tỷ đồng. Trung bình có khoảng 2.000 tỷ đồng trái phiếu được bán mỗi phiên, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo lãnh đạo của HNX, việc đưa hệ thống đấu thầu điện tử vào hoạt động cũng sẽ góp phần tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian cũng như đảm bảo tính minh bạch của hoạt động đấu thầu.

Đường đi bí ẩn của 25 triệu cổ phần đại gia Diệu Hiền

Trong vòng 3 năm, 25 triệu cổ phần được bà Hiền đem đi thế chấp, chuyển nhượng ở 3 nơi, dẫn đến việc nhập nhằng giải chấp trong khi Bianfisco không thể xoay vốn trả nợ nông dân, duy trì sản xuất.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Ông Trí đang làm việc tất bật với các ngân hàng để có tiền trả nợ nông dân và cứu Bình An cho bằng được vì gia đình ông dồn hết tâm huyết vào đây. Ảnh: Thiên Phước
Ngày 6/8, ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) bay ra Hà Nội đàm phán một lần nữa với các chủ nợ ngân hàng để thống nhất phương án giải chấp 25 triệu cổ phần trước đây thuộc sở hữu của vợ là bà Phạm Thị Diệu Hiền. Số cổ phần này do Bianfishco phát hành, mệnh giá 250 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ công ty.
Chuyện nhập nhằng xảy ra một phần do lúc còn làm Tổng giám đốc Bianfishco, bà Hiền đồng thời thế chấp 25 triệu cổ phần cho 2 ngân hàng, rồi lại làm hợp đồng kỳ hạn bán cho một công ty.
Cụ thể, ngày 2/8/2010, bà Hiền thế chấp toàn bộ số cổ phần cá nhân đang nắm giữ tại Bianfishco cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để lấy vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến ngày 11/1/2011 số cổ phần này được bà Hiền thế chấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và hai bên đã đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nửa năm sau, ngày 13/7/2011 bà Hiền tiếp tục mang 25 triệu cổ phần chuyển nhượng cho Công ty Hồ Mây (được Habubank ủy thác). Ngày 9/9/2011 thêm một cổ đông của Bianfishco chuyển nhượng cho Công ty Hồ Mây trên 9 triệu cổ phần, chiếm 10,01% vốn của Công ty Bình An. Tổng cộng tất cả các khoản góp vốn, ủy thác đầu tư, Habubank nắm tới 39 triệu cổ phần, tương đương 78% vốn điều lệ Bianfishco.
Habubank sau đó phải tái cơ cấu, sáp nhập vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội của bầu Hiển, nên toàn bộ các khoản nợ của Bình An được chuyển giao sang cho chủ mới là SHB.
Để chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Bianfishco, SHB cam kết phát hành thư bảo lãnh (không hủy ngang vô điều kiện) cho Bianfishco nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay (cả gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính phát sinh có liên quan) của VDB tại các hợp đồng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu. Khi thư bảo lãnh có hiệu lực, VDB giải chấp toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay của Bianfishco, trong đó có 25 triệu cổ phần mang tên Phạm Thị Diệu Hiền để ông Trí và SHB đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Công văn của VDB đồng ý giao sổ cổ đông do bà Hiền đứng tên cho SHB khi phát hành thư bảo lãnh nợ nần của Bianfishco. Ảnh: Thiên Phước
Cứ tưởng mọi chuyện được giải quyết êm đẹp, nào ngờ hai tuần trước Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nhận được công văn của BIDV chi nhánh Sở Giao dịch TP HCM với nội dung 25 triệu cổ phần do Bianfishco phát hành mang tên bà Hiền đã được thế chấp tại đây. Ngân hàng này yêu cầu Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nếu muốn thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh cho Bianfishco liên quan đến 25 triệu cổ phần của bà Hiền thì phải có văn bản giải chấp của BIDV.
Lý giải về chuyện một tài sản được đem đi thế chấp tại nhiều ngân hàng, Tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí cho biết, hai năm trước, vợ ông được BIDV đề nghị giao 25 triệu cổ phần để được ngân hàng này bơm thêm vốn đầu tư kinh doanh. Thế nhưng khi giao cổ phần mà Bianfishco không nhận được thêm đồng nào từ phía BIDV.
"Khoản Bianfishco nợ 193 tỷ đồng tại BIDV chỉ liên quan đến tài sản thế chấp trị giá trên 300 tỷ đồng là dây chuyền sản xuất và vùng nuôi trồng thủy sản 100 ha”, ông Trí nói.
Còn về việc tại sao sau đó cổ phần đã thế chấp ở VDB rồi bà Hiền vẫn bán cho đơn vị khác, ông Trí không giải thích rõ, chỉ cho biết, việc mua bán giữa bà Hiền và Công ty Hồ Mây được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn 5 năm. Rất có thể bà Hiền tính toán thời điểm bàn giao cổ phần là khi đến thời hạn giải chấp khoản vay ở VDB.
Cũng theo ông Trí, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ nhận được văn bản của BIDV nên Sở này đề nghị ông làm việc với Chi nhánh Sở Giao dịch 2, TP HCM. Trong những ngày hàng chục nông dân đến biệt thự trên đường 30/4, TP Cần Thơ đòi Bianfishco trả tiền bán cá, ông Trí từ Hà Nội bay về TP HCM đàm phán với BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 2, TP HCM liên quan đến 25 triệu cổ phần của bà Diệu Hiền.
Một nguồn tin cho biết, việc đàm phán của ông Trí đã đạt được kết quả tốt đẹp nhưng mọi giấy tờ phải được Chi nhánh Sở Giao dịch 2 TP HCM chuyển ra Hội sở chính của BIDV tại Hà Nội để lãnh đạo ngân hàng này phán quyết theo thẩm quyền. Theo ông Trí, có thể ngày 7/8 sẽ bay về mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết để được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với hai thay đổi chính là SHB chiếm 50% vốn điều lệ của Bianfishco và người đại diện theo pháp luật là ông Trí, thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Đường đi của 25 triệu cổ phần Bianfishco từ tháng 8/20120 đến khi bán cho Công ty Hồ Mây theo hợp đồng ủy thác với Hababubank. Đồ họa: Thanh Lan
Lý giải về việc trên giấy tờ SHB nắm giữ 78% vốn điều lệ của Bianfishco nhưng thực tế ngân hàng này chỉ đề nghị ghi nhận sở hữu với 50% cổ phần, ông Trí nói: “Theo tôi, Công ty Bình An làm ăn thua lỗ nên số cổ phần của Diệu Hiền đang được bàn tán xôn xao giờ đây chỉ còn là tờ giấy lộn. Vì vậy, ngân hàng của bầu Hiển chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của Bianfishco. Sau này Công ty Bình An tái cấu trúc theo hướng tăng thêm vốn điều lệ lên 1.200 - 1.500 tỷ đồng thì SHB bơm thêm vốn cho đủ 600-750 tỷ đồng. Trước mắt, nếu có giấy phép đăng ký kinh doanh thì SHB sẽ rót tiền về để tôi trả nợ nông dân”, ông Trí nhấn mạnh.
Nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền vẫn điều trị bệnh tại Mỹ chưa về nên trước mắt các nghi vấn xung quanh đường đi của 25 triệu cổ phần Bianfishco chưa thể làm sáng tỏ. Vấn đề được đặt ra là có hay không có sự khuất tất trong việc một tài sản được đem thế chấp tại 3 ngân hàng rồi lại bán cho một bên thứ tư.
Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cần làm rõ động cơ dùng 25 triệu cổ phần chưa được giải chấp ở ngân hàng này mà thế chấp cho ngân hàng kia rồi bán cho doanh nghiệp khác của bà Hiền.
“Theo tôi, cơ quan chức năng cần làm rõ có hay không hành vi gian dối của bà Hiền trong việc cầm cố, thế chấp và chuyển nhượng ở 3 nơi. Đối với bên nhận thế chấp, khi tiếp nhận giấy chứng nhận sở hữu cổ phầncủa bà Hiền, ngân hàng có biết 25 triệu cổ phần đã được bà Hiền thế chấp ở nơi khác. Nếu biết thì ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ này”, luật sư Đức nêu quan điểm.
Trong khi đó, một luật sư khác tại Hà Nội (xin giấu tên) cho biết: “Một tài sản đảm bảo có thể thế chấp tại nhiều nơi với điều kiện số giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn tổng các nghĩa vụ được bảo. Hơn nữa, cũng chưa thể nói bà Hiền có dấu hiệu lừa đảo ở việc bán cổ phần này bởi còn phải xem xét những thỏa thuận riêng giữa các bên”.
Liên quan đến nợ nần của Công ty Bình An, UBND TP Cần Thơ đã có cuộc họp tổ thống kê và xử lý nợ tại Bianfishco. Theo báo cáo, đến giữa tháng 6/2012 Bianfishco nợ các ngân hàng, nông dân, đối tác và bảo hiểm xã hội thể hiện trên giấy tờ khoảng 1.791 tỷ đồng. Trong khi đó tài sản của Bianfishco chỉ hơn 1.320 tỷ đồng nên mất cân đối gần 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Trí khẳng định sau khi bán tài sản, đất đai để trả nợ, hiện nay Bianfishco chỉ còn nợ trong nợ ngoài khoảng 900 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 300 tỷ đồng là nợ phải thu được VDB đồng tình với Công ty Mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp (DATC – Bộ Tài chính) là chuyển thành vốn góp khi tái cơ cấu nợ của Bianfishco. Trong một biên bản ký kết với Bianfishco và ngân hàng của bầu Hiển, DATC chịu trách nhiệm làm đầu mối đàm phán với BIDV, VBD và các chủ nợ khác khoanh nợ cho Bianfishco trong hai năm không tính lãi.
Thiên Phước - Thanh Lan

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Phía sau chuyện ngân hàng kích cầu bất động sản

Gần đây, dư luận tỏ ra khá bất ngờ khi các ngân hàng chạy đua kích cầu bất động sản thông qua việc ồ ạt cho vay mua nhà tại các dự án.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Câu chuyện cũng có thể giản đơn nếu suy diễn theo hướng, rằng bất động sản đang lâm cảnh khó khăn, việc các chủ đầu tư bắt tay với các ngân hàng để kích cầu, thu hút khách hàng, qua đó tăng tính thanh khoản cho thị trường cũng là chuyện dễ hiểu. Và tất nhiên, người chịu thiệt trong chiến lược này rất có thể là doanh nghiệp, chủ đầu tư khi phải gánh hộ khách hàng những khoản ưu đãi lãi suất từ phía các ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu lật giở từng giai đoạn hay từng “cái bắt tay” của các ngân hàng với các chủ đầu tư trước đó - thời điểm mà bất động sản đang ở thời kỳ “đỉnh cao phong độ” và các ngân hàng “hùng hồn” tuyên bố rót hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án, mới thấy được câu chuyện kích cầu bất động sản hiện nay không đơn giản như ai đó vẫn nghĩ.

Vì nhiều áp lực?

Kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố cởi trói giới hạn tín dụng gần như toàn bộ cho lĩnh vực bất động sản hồi đầu tháng 4/2012, nhiều ngân hàng thương mại lớn dường như đã tiếp thu “ngay và luôn” chủ trương này bằng việc đổ xô cho vay mua nhà tại các dự án bất động sản.

Điều này được dư luận, đặc biệt là giới đầu tư kinh doanh bất động sản đánh giá rất cao, bởi nó được ví như một nguồn oxy quý giá giúp thị trường vượt qua cơn khát vốn đối với cả chủ lẫn khách hàng trên thị trường bất động sản trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, xét về nghiệp vụ và những quy chuẩn trong hoạt động tín dụng thì việc các ngân hàng ồ ạt cho vay mua nhà có thể sẽ vi phạm quy định trong hoạt động tín dụng. Bởi lẽ, với các gói cho vay mua nhà mà theo các ngân hàng quảng bá là 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm chính là các khoản vay dài hạn, trong khi vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn và các ngân hàng chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn.

Bình luận về động thái này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho rằng, ông rất bất bình, bức xúc trước việc các ngân hàng Việt Nam lấy vốn huy động ngắn hạn mang đi cho vay dài hạn mua nhà, đầu tư dự án, trong bối cảnh Việt Nam chưa có một cơ quan bảo lãnh tín dụng như ở Mỹ hay nhiều nước khác.

“Đành rằng việc nới lỏng tín dụng đối với bất động sản tại một số dự án là theo chủ trương của Chính phủ, nhưng bản thân dòng vốn của các ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên nếu càng lao vào bất động sản thì có thể họ càng gặp khó”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Đặc biệt, nếu để ý thì sẽ thấy hiện chỉ có các ngân hàng quốc doanh mới mạnh tay với các gói cho vay mua nhà hỗ trợ lãi suất. Theo các chuyên gia, động thái này có thể phục vụ cho khá nhiều mục đích, trong đó nổi lên là áp lực cải thiện tăng trưởng tín dụng.

Bởi lẽ, ngay như một ngân hàng lớn là Vietinbank, thì 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đã giảm 3,1%, trong khi ai cũng biết 80 - 90% lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào tín dụng...

Cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc cầu vay vốn tại doanh nghiệp hiện quá thấp do hàng tồn kho nhiều cũng như các điều kiện cho vay xấu đi khi nền kinh tế khó khăn, trong khi cầu tín dụng tiêu dùng (mua nhà) lại có xu hướng tăng khi giá bất động sản đã giảm sâu trong một thời gian dài. Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng, đó là cách lách luật khá khéo của các ngân hàng bởi đơn giản là lãi biên tín dụng tiêu dùng (mua nhà) luôn cao hơn nhiều so với cho doanh nghiệp vay để sản xuất.

Nhưng, sâu xa hơn cả và là động lực chính để các ngân hàng mạnh tay cho vay mua nhà chính là họ muốn chung tay cùng với chủ đầu tư giải phóng hàng chục, hàng trăm nghìn căn hộ đang tồn kho. Đó có thể là mũi tên trúng hai đích, trong đó không loại trừ khả năng tự cứu mình, vì nợ xấu và kẹt vốn đầu tư trong các dự án của ngân hàng.

TS. Nguyễn Thị Mùi (Ngân hàng Vietinbank) mới đây khi trao đổi với VnEconomy cũng đã thừa nhận, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn như hiện nay, nếu các ngân hàng không xem xét, sàng lọc các dự án để cho chủ đầu tư tiếp tục vay thêm thì rất có thể ngân hàng cũng “chết chìm” theo các doanh nghiệp, các dự án.

Hay tự cứu mình?

Những nhìn nhận của các chuyên gia nói trên không phải là không có cơ sở, bởi nếu lật giở lại trong quá khứ, không quá khó để hiểu rằng, ông chủ thực sự của không ít dự án bất động sản chính là các ngân hàng thương mại lớn nhỏ.

Chẳng hạn, mới đây việc Vietinbank công bố bản thỏa thuận hợp tác cho vay mua nhà tại dự án Gò Sao với Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco) không đơn thuần chỉ là cái bắt tay kích cầu bất động sản. Bởi ít ai biết được, hơn 3 năm trước, cùng với Vietcombank, ngân hàng này đã rót vào dự án Gò Sao 500 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư của dự án. Thế nhưng, không may cho các ngân hàng, sau khi rót vốn, thị trường bất động sản cũng tuột dốc không phanh và rốt cục là những đồng vốn bỏ vào dự án cũng đang có khả năng khó khăn trong thu hồi.

Một trường hợp tương tự của Vietinbank là dự án nhà ở cao tầng 102 Trường Chinh (Hà Nội). Dự án này cũng nằm trong số 31 dự án mà Vietinbank vừa công bố cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Được biết, hơn một năm trước, một chi nhánh của ngân hàng này đã cho Công ty Cổ phần cơ điện và Xây dựng Việt Nam (Meco) vay một khoản tiền không nhỏ (310 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư) để triển khai dự án. Tương lai của khoản lợi nhuận và vốn gốc của khoản vay trên có thu về được hay không chỉ có Vietinbank và Meco hiểu rõ hơn ai hết.

Và trong số 31 dự án bất động sản mà Vietinbank công bố hợp tác hôm 21/7, ngoại trừ các dự án được hưởng lãi suất ưu đãi 12%/năm nằm trong chương trình “5.000 tỷ đồng chung tay xây nhà mơ ước”, thì còn có không ít dự án được ngân hàng này thừa nhận là “đã liên kết với Vietinbank”.

Bình luận trước động thái cởi mở cho vay mua nhà của các ngân hàng, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng chủ trương mở hầu bao với một số đối tượng bất động sản là đúng, song cần phải đúng đối tượng, tức là phải hướng đến những người có nhu cầu mua nhà thực sự, những người thu nhập thấp.

Tuy nhiên, theo ông, nếu việc cho vay mua nhà đó mà có liên quan đến việc các ngân hàng từng cho vay, góp vốn để đầu tư dự án trước đây thì khá nguy hiểm. Các cơ quan quản lý cần phải phát hiện để ngăn chặn.

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, giả dụ trong trường hợp nếu các ngân hàng đang kẹt vốn tại các dự án, thì việc tiếp tục bắt tay với chủ đầu tư lại càng khiến ngân hàng thêm kẹt. Muốn giải quyết thì tốt nhất phải tiến hành cho vay ngắn hạn để đồng vốn quay vòng được nhanh hơn.

“Thực tế trên thế giới cũng đã có nhiều ngân hàng phải dùng tiền mới để cứu tiền cũ, song đó là việc làm nguy hiểm. Do đó, việc các ngân hàng tiếp tục cho khách hàng vay mua nhà chỉ để mong thu hồi được đồng vốn trước đó là việc làm khá rủi ro”, ông Hiếu nói.

Tất nhiên, theo vị này, cũng có thể một số ngân hàng lớn hiện nay bị áp lực về kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, trong bối cảnh dư thừa nguồn vốn nên buộc họ phải tìm mọi cách để tháo gỡ điều đó. 

Chuyên gia này khuyến cáo thêm, nguyên tắc cho vay bất động sản đối với doanh nghiệp cũng như cá nhân thì đều phải có nguồn hoàn trả. Nếu không may nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp đóng cửa,… thì việc hoàn trả là rất khó, từ đó khiến cho rủi ro đối với các ngân hàng tăng lên rất cao.
Theo Từ Nguyên
Vneconomy

Lãi suất tiền gửi không thể giảm sâu

Lãi suất huy động dự kiến sẽ tiếp tục giảm, song không thể giảm sâu, bởi như vậy sẽ khó huy động do người dân không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Mặc dù trần lãi suất cho vay đã được đưa về mức dưới 15%/năm, đồng thời các ngân hàng đã triển khai tích cực việc giảm lãi suất khoản vay cũ và ưu đãi chi phí vay vốn cho khách hàng mới, nhưng theo nhiều doanh nhiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, để ổn định và phát triển bền vững, thì lãi suất cho vay nên ở mức dưới 10%.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp khuyến nghị nên khoanh nợ, giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp có thành phẩm tốt, kích thích thị trường, đồng thời, lãi suất cho vay phải từng bước điều chỉnh giảm thêm. Lý do là, so với các thị trường khác trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam đang ở mức khá cao, nên làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Điều này cũng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chia sẻ với các doanh nghiệp tại TP.HCM. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đây cũng là mong muốn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
“Nếu lạm phát năm nay dưới 7%, thì cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm xuống 8%. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không thể giảm lãi suất huy động quá mạnh, vì người dân sẽ không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác. Như vậy, ngân hàng khó huy động để cho vay. Do đó, lãi suất đầu vào có thể sẽ giảm thêm chút nữa, song phải hết sức thận trọng”, ông Bình nhấn mạnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, giảm lãi suất huy động sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay giảm. Tuy nhiên, lúc này, chưa có điều kiện giảm ngay, vì một số ngân hàng thời gian qua đã huy động cao, nên chưa tiêu thụ hết vốn giá cao.
Theo đánh giá của một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, có khả năng đưa lãi suất xuống 10%, nếu thực hiện tốt ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế ổn định lạm phát, nhưng ít nhất cũng phải sang năm tới. Lý do là, khi trần lãi suất huy động giảm sâu thì các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn đối với những người có tiền nhàn rỗi.
Trong đó, với giá bất động sản đã rất thấp hiện nay, có người sẽ nghĩ đến phương án rút tiền tiết kiệm để mua nhà, để chuyển sang đầu tư vào thị trường khác có lợi hơn, như thị trường ngoại tệ và vàng.
Vì thế, theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đến cuối năm nay, lạm phát có thể xuống 8%, song lãi suất huy động vốn ở mức 9% là phù hợp, không nên giảm thêm.
Thực tế, hiện tại, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng vẫn có tình trạng “xé” trần quy định. Các ngân hàng nhỏ thừa nhận, nâng chi phí huy động là tự sát, nhất là khi đầu ra không còn thuận lợi như trước đây, song do mức trần 9% được cào bằng và lợi thế thuộc về ngân hàng lớn, nên khó xóa được tình trạng vượt rào lãi suất ở nhà băng quy mô nhỏ.
Nhận định về hoạt động ngân hàng, Báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam của Standard Chartered vừa công bố cho rằng, lãi suất sẽ còn giảm thêm lần nữa trong năm nay.
Theo dự báo của Standard Chartered, GDP của Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự đoán trước đó là 5,8%. Đồng thời, lạm phát tại Việt Nam đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu và có thể sẽ hạ xuống mức bình quân 8,8%/tháng (so với mức cùng kỳ năm trước) trong năm 2012, từ mức bình quân 18,7%/tháng trong năm 2011. Vì thế, Standard Chartered cho rằng, lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán sẽ hạ từ mức 11% hiện nay xuống 9% vào cuối năm.

Theo Thùy Vinh
Đầu tư