Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

PVN-Index không chỉ là bộ chỉ số ngành dầu khí

Ngày 3/8/2012, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ công bố bộ chỉ số chứng khoán PVN-Index với các NĐT trong và ngoài nước. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
PVN-Index bao gồm cổ phiếu của các công ty thành viên PVN niêm yết và đăng ký giao dịch trên 3 sàn chứng khoán: HOSE, HNX và UPCoM. Bộ chỉ số được phát triển bởi CTCK Dầu khí (PSI), trực thuộc PVN, dưới sự tư vấn của các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước


PVN là Tập đoàn đi đầu trong việc cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu các DN thành viên trên TTCK. Kể từ khi DN đầu tiên thuộc PVN được cổ phần hóa năm 2005 đến nay, hầu hết các đơn vị thành viên đã được cổ phần hóa thành công, thu thặng dư vốn về cho Nhà nước gần 25.000 tỷ đồng. Các DN được cổ phần hóa đều hoạt động hiệu quả và thu hút sự quan tâm đầu tư từ nhiều NĐT cả trong và ngoài nước.


Hiện nay, có 32 DN thuộc PVN niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK. Các DN này chỉ chiếm 3,8% về số lượng, nhưng chiếm tới 14,3% giá trị vốn hóa của toàn bộ TTCK. Nhằm xây dựng một bộ chỉ số chứng khoán phản ánh diễn biễn giá các cổ phiếu thuộc PVN trên thị trường, PVN đã quyết định xây dựng bộ chỉ số PVN-Index.


Bộ chỉ số PVN-Index bao gồm 88 chỉ số con, được chia làm 3 nhóm chính: nhóm chỉ số đại diện, nhóm chỉ số đầu tư và nhóm chỉ số ngành. Nhóm chỉ số đại diện bao gồm tất cả các công ty niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên 3 sàn chứng khoán. Nhóm chỉ số đầu tư, cụ thể là PVN10, bao gồm 10 công ty đứng đầu về giá trị vốn hóa, có điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu tự do giao dịch và tính thanh khoản. Nhóm chỉ số ngành trong PVN-Index được phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế ICB (Industry Classification Benchmark) do Công ty FTSE - Anh quốc phát triển, bao gồm 6 lĩnh vực chính: dầu khí, vật liệu cơ bản, tài chính, công nghiệp, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ tiện ích.


Tất cả các chỉ số trong 3 nhóm chỉ số chính nêu trên đều được tính toán theo hai phương pháp: chỉ số giá (price index) và chỉ số lợi nhuận (total return index) nhằm phục vụ cho các đối tượng NĐT khác nhau. Ngoài ra, PVN-Index được quy đổi theo 4 loại tiền tệ phổ biến: USD, EUR, JPY và VND, tạo điều kiện cho các NĐT nước ngoài xác định chính xác lợi nhuận.


PVN-Index là bộ chỉ số chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như: (i) được tính theo cả cuối ngày (end of day) và thời gian thực (real time); (ii) được tính theo tổng lợi nhuận (total return) và giá cổ phiếu (price return); (iii) được quy đổi theo các loại tiền tệ phổ biến; (iv) có sự điều chỉnh để tỷ trọng mỗi cổ phiếu không chiếm quá 15% trong mỗi chỉ số - nhằm làm giảm ảnh hưởng quá mức của các cổ phiếu lớn; (v) cổ phiếu đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn hóa thị trường, tính thanh khoản…


Bộ chỉ số PVN-Index ra đời khẳng định quyết tâm của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên trong việc minh bạch hóa thông tin và giúp các NĐT đầu tư cổ phiếu hiệu quả hơn, giúp cho hoạt động quản trị DN của PVN tốt hơn. Đặc biệt, bộ chỉ số sẽ hỗ trợ hoạt động huy động vốn, quảng bá hình ảnh của PVN và các DN thành viên trên thị trường vốn trong nước và quốc tế. Chỉ số này được quảng bá rộng rãi thông qua website PVNINDEX.VN (tiếng Việt và tiếng Anh) và Kênh thông tin tài chính Bloomberg. Qua đó, PVN trở thành hình ảnh quen thuộc hàng ngày với NĐT nước ngoài, đặc biệt khi PVN niêm yết một số tổng công ty lớn trên sàn chứng khoán nước ngoài, cũng như phát hành trái phiếu quốc tế.


Đáng chú ý, việc xây dựng PVN-Index theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ hỗ trợ cho việc đầu tư theo chỉ số - một xu hướng trên TTCK Việt Nam trong tương lai gần. Đây là phương pháp đầu tư đã được áp dụng phổ biến trên các thị trường tài chính quốc tế, là yêu cầu tất yếu của một thị trường nếu muốn phát triển và thu hút nhiều NĐT. Khi cơ quan quản lý TTCK cho phép phát triển các sản phẩm đầu tư mới, bộ chỉ số PVN-Index sẽ là một trong những bộ chỉ số đầu tiên thu hút NĐT thực hiện đầu tư theo chỉ số.


Sự ra đời của bộ chỉ số PVN Index là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành dầu khí. Với việc xây dựng PVN-Index, PVN đã nâng cao một bước trong việc minh bạch hóa thông tin đối với hệ thống DN thuộc Tập đoàn. Không chỉ là phương tiện hiệu quả giới thiệu thương hiệu PVN cùng cơ hội kinh doanh của các DN thuộc PVN đến với các NĐT trong và ngoài nước, PVN-Index sắp tới có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tạo thêm kênh huy động vốn dài hạn cho các hoạt động cốt lõi của Tập đoàn. Ngoài ra, với sự đầu tư chuyên nghiệp, bộ chỉ số PVN-Index kỳ vọng là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các chỉ số chứng khoán ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường.

Ngân hàng tiếp tục tung các gói hỗ trợ lãi suất

Sau khi đưa ra kết quả giải ngân các gói hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng thông báo sẽ tiếp tục triển khai các gói mới với lãi suất thấp hơn để đẩy nhanh tín dụng ra nền kinh tế. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
có 2 gói vay được triển khai từ ngày 15-7, bao gồm gói vay tiền đồng 15.000 tỉ đồng, lãi suất 10-12% và bằng ngoại tệ là 700 triệu đô la Mỹ với lãi suất thấp nhất là 2,5%/năm.

Ông Bình cho rằng việc triển khai các gói cho vay ưu đãi thời gian này, một mặt là ngân hàng muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, đồng thời cũng là để ngân hàng tăng trưởng tín dụng và làm ăn hiệu quả hơn trong các tháng cuối năm.

Tuy vậy, theo ông Bình, doanh nghiệp muốn vay được các gói trên cũng phải hội đủ các điều kiện cần thiết như có phương án kinh doanh khả thi, mục đích kinh doanh rõ ràng, có tài sản thế chấp… như vậy, ngân hàng mới yên tâm cho vay được, vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng huy động vốn từ dân cư, từ cổ đông.

Vào cuối tuần qua, Eximbank cũng đã triển khai gói cho vay trị giá 5.000 tỉ đồng với lãi suất 10%/năm có bảo hiểm tỷ giá. Cụ thể, nếu tỷ giá tăng khi đáo hạn, khách hàng chỉ phải trả theo tỷ giá thực tế tối đa không vượt quá 1% so với tỷ giá thời điểm giải ngân, phần vượt trên 1%, Eximbank sẽ chịu rủi ro thay cho khách hàng. Thời điểm giải ngân là từ 28-7-2012 và thời hạn trả nợ vay tối đa đến hết 31-12-2012.

Eximbank cũng công bố con số giải ngân mới nhất của gói cho vay lãi suất 7%/năm triển khai từ tháng 6 là hơn 5.600 tỉ đồng, với 600 doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.

Trước đó, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng công bố gói tín dụng 1.500 tỉ đồng, với lãi suất 11,5%/năm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM. Lãi suất áp dụng cho chương trình này tối đa không quá 14%, và tối thiểu là 11,5%/năm.

Theo ông Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp VIB, chỉ trong 10 ngày triển khai, VIB đã giải ngân được 100 tỉ đồng.

Ngày 26-7 vừa qua, Sacombank cũng triển khai thêm gói hỗ trợ 1.000 tỉ đồng với lãi suất 13-14% dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM, thời hạn cho vay tối đa là 6 tháng.

Gói hỗ trợ này tiếp theo sau gói 2.000 tỉ đồng, lãi suất 13% và 50 triệu đô la Mỹ, lãi suất 4,5% mà Sacombank đã triển khai từ ngày 10-7. Có mặt tại hội nghị “Kết nối doanh nghiệp - ngân hàng” vào cuối tuần qua, ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank cho biết hiện tại đã giải ngân được 1.700 tỉ đồng và 45 triệu đô la Mỹ trong gói hỗ trợ trên.

Theo Tổng giám đốc của Eximbank - ông Trương Văn Phước, việc hỗ trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp là cần thiết, nhưng với sức cầu của nền kinh tế chưa cải thiện như hiện nay thì vốn cũng chưa thể được hấp thụ tốt. Vấn đề hàng tồn kho quá lớn của doanh nghiệp cần phải được giải quyết sớm thì mới mong việc giảm lãi suất mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Theo Thanh Thương
TBKTSG 

Bao giờ lãi suất hạ tiếp?

Hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố lãi suất cho vay sẽ ổn định trong vòng 1 năm nhưng đến nay lại hé lộ những khả năng có thể giảm lãi suất tiếp. 

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Điều này đang trở nên khả thi khi lạm phát giảm mạnh. Vấn đề DN trông đợi là giảm bao nhiêu và khi nào giảm tiếp.

Giảm thêm 1%?

Trong buổi gặp gỡ DN gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ngân hàng Nhà nước dự tính, nếu lạm phát năm nay được khống chế ở 7% thì lãi suất huy động sẽ giảm về 8%/năm, tạo thêm cơ sở để giảm tiếp lãi suất cho vay.


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính lãi suất có thể tiếp tục giảm đến cuối năm nay, theo diễn biến của lạm phát. Thống đốc tính toán, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp, xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm.


Thực tế, qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được khống chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Vì thế, Thống đốc cũng dự báo thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay.


Thực ra, dù lãi suất đã dồn dập giảm từ 14% xuống mức 9% như hiện nay nhưng trước diễn biến mới của lạm phát và khó khăn từ kinh tế vĩ mô, đã có nhiều nhận định cho rằng lãi suất sẽ giảm và điều đó sẽ đến sớm ngay trong quý 3 này.


Cụ thể, sau khi có chỉ số CPI tháng 7, JPMorgan Chase dự báo, lãi suất sẽ còn giảm thêm ít nhất 200 điểm phần trăm trong 6 tháng cuối năm. Theo JPMorgan, lạm phát giảm có thể sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, theo đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.


Cùng xu hướng nhận định, Standard Chartered cũng cho rằng, lãi suất sẽ giảm thêm lần nữa trong năm nay. Lạm phát đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu, và có thể sẽ hạ xuống mức trung bình 8,8%/tháng trong năm 2012 từ mức 18,7% trong năm 2011. Lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán hạ xuống 9% cho đến cuối năm 2012 từ mức 11% hiện nay. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Điều này có thể thực hiện ngay trong quý 3 này.
Trong khi đó, hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay 15% sẽ ổn định trong vòng một năm. Điều đó khiến nhiều người nhận định, việc giảm lãi suất sẽ không còn diễn ra hay chí ít không tiếp diễn với xu hướng mạnh mẽ như thời gian qua. Tuy nhiên, khi có CPI tháng 7 với chỉ số âm tháng thứ 2 liên tiếp đã khiến cho nhiều dự đoán phải đổi hướng khi nguy cơ giảm phát đã lộ rõ. Và việc giảm lãi suất sẽ có cơ sở diễn ra và diễn ra sớm hơn dự kiến.


Trao đổi về xu hướng giảm lãi suất thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm nay lạm phát sẽ ở mức 7-8%, với cách tính thực tế thì lãi suất huy động từ nay đến cuối năm sẽ chỉ giảm thêm 1% ở mức 8%/năm.


Ông Nghĩa tính toán, lãi suất USD 2%, lạm phát 6 tháng còn lại có thể dao động 4%, thêm các chi phí rủi ro và niềm tin vào USD khoảng 2%, trong khi lãi suất tiền gửi VND 9%. Dư địa chỉ còn lại 1%, nếu lãi suất huy động VND xuống thấp quá, người dân sẽ đổ xô đi mua USD, tạo nên bất ổn tỉ giá. Đối với lãi suất cho vay, thông thường dư địa chênh lệch khoảng 3%, nếu có giảm thì từ nay đến cuối năm quanh mốc 12%/năm


Vướng nợ xấu, lo lạm phát

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát hiện đã thấp xa so với chỉ tiêu đặt ra, dự báo cả năm chỉ từ 4,6% đến 6%. Ông Nghĩa cho biết, thời gian dài vừa qua, lãi suất nội tệ cao hơn nhiều so với lãi suất ngoại tệ. Lãi suất ngoại tệ duy trì kéo dài ở mức 2%/năm, trong khi lãi suất nội tệ rất cao, một thời gian dài ở mức 2 con số. Sự chênh lệch rất lớn này khiến DN, dân cư và ngân hàng thương mại ồ ạt bán ngoại tệ chuyển sang nội tệ. Nhiều ngân hàng thương mại đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm.


Khi lãi suất huy động hạ xuống 9%/năm, lãi suất ngoại tệ vẫn là 2%. Nếu lạm phát cả năm 5% thì dư địa giảm lãi suất là 3%. Nếu tính lạm phát ở mức 6% thì dư địa giảm lãi suất là 2%. Tuy nhiên, dư địa này khá mong manh, vì vậy phải thận trọng. Nếu giảm lãi suất xuống 8%/năm, rất có thể người dân và các ngân hàng sẽ chuyển sang trạng thái ngược lại là chối bỏ nội tệ, như vậy tỷ giá sẽ thay đổi.


Diễn biến mới trên thị trường hiện nay là sự chuyển dịch từ ngoại tệ sang nội tệ đã dừng lại, do đó, phải rất thận trọng trong điều hành giảm lãi suất những tháng cuối năm.


Trong khi đó, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì tốc độ nợ xấu vẫn tăng nhanh. Nền kinh tế có thể còn rơi vào giảm phát nếu tình trạng trì trệ và "cục máu đông" nợ xấu chưa được giải quyết. Để khơi thông dòng vốn, theo ông Thành nên rốt ráo xử lý nợ xấu và giải quyết vấn đề niềm tin của thị trường vì nó đang gặp vấn đề.


Còn TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang gặp phải "căn bệnh" khó trị đó là suy kiệt tín dụng. Người có tiền không dám cho vay, hoặc không cho vay được, còn người cần tiền thì không vay được, cả 2 đứng nhìn qua hàng rào sắt, không thể vượt qua.


Nguyên nhân chính không phải là do suy giảm tổng cầu, mà do nợ xấu tại các ngân hàng lớn và tăng nhanh. DN cạn kiệt vốn ngày càng nhiều, tuy cố duy trì nhưng vẫn cạn kiệt, số lượng phá sản ngày càng nhiều, sản xuất giảm, đời sống ngày càng khó khăn.


Hiện nay nợ xấu quá lớn, DN và ngân hàng không có khả năng tự xử lý, "Cục máu đông quá lớn đang làm tắc nghẽn hệ tuần hoàn", cần có sự can thiệp của Chính phủ. Nợ xấu hiện 8-10%, nếu để ngân hàng và DN tự xử lý chỉ đạt được 1,1-2% mỗi năm, như vậy phải mất 5 năm mới xong. Trong thời gian này, ngân hàng sẽ chơi bài không để cho dư nợ tín dụng mới tăng hoặc kiểm soát chặt và duy trì lãi suất cao, đẻ bù đắp nợ xấu, như vậy nền kinh tế sẽ phải chịu 5 năm tăng trưởng thấp.


"Liệu chúng ta có chờ đợi được 5 năm tăng trưởng rất thấp, lạm phát thấp, DN suy kiệt, đình đốn để rồi sau đó phục hồi không?", ông Nghĩa đặt câu hỏi.


Việc xử lý nợ xấu càng nhanh càng tốt. Được biết, ngày 20/8 tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Thành ước tính, để xử lý nợ xấu cũng phải trên dưới 3 năm. Nhưng nếu không làm, dòng tín dụng của hệ thống sẽ tiếp tục ách tắc.


Nếu tín dụng từ nay đến cuối năm mỗi tháng tăng 1,5% (tương đương 6 tháng là 9%) thì tăng trưởng GDP của cả năm 2012 từ 5,3-5,4%. Với mức này, lạm phát 5 tháng sau đó từ 0,5-1% mỗi tháng. Nếu tín dụng là 2%/tháng thì 6 tháng, cuối năm sẽ là 12%, GDP cả năm 2012 có thể đạt 5,5-5,6%. Tuy nhiên, như vậy nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại 5 tháng sau đó.


Tăng trưởng tín dụng có thể là 17% nhưng nếu chia đều cho 12 tháng thì lạm phát sẽ rất thấp. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng chỉ là 12% nhưng lại chỉ trong 6 tháng thì vô cùng nguy hiểm, nền kinh tế không hấp thụ hết lượng tiền mặt dư thừa và như vậy lạm phát sẽ trở lại.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Khống chế lạm phát thành công, lãi suất cho vay sẽ về 10%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình phát biểu như trên tại Hội nghị kết nối ngân hàng gỡ khó khăn cho DN diễn ra tại TP.HCM sáng 28/7.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
“Trước đây lãi suất cho vay 17-19%/năm đã là ước mơ của doanh nghiệp (DN) nhưng nay lãi suất ở mức 15% vẫn còn cao. Nếu Chính phủ có biện pháp khống chế lạm phát thành công, tôi tin rằng lãi suất cho vay xung quanh mức 10%/năm là điều thực hiện được”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình phát biểu như trên tại Hội nghị kết nối ngân hàng gỡ khó khăn cho DN diễn ra tại TP.HCM sáng 28/7.
Lãi vay “quét sạch” lợi nhuận Ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM cho hay, khó khăn hiện nay của DN chính là sức mua của thị trường quá yếu. Điều này dẫn tới việc DN tồn kho một lượng lớn nguyên liệu, hàng hóa.
Ngoài ra, theo ông Mười, lãi suất áp dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á và đang “hủy diệt” DN một cách khủng khiếp. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là đến năm 2015, khi các nước ASEAN trở thành một thị trường chung thì DN Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.
“Ngân hàng cần phải nhanh chóng xem xét nợ đọng để khoanh nợ lại. Cần phải có biện pháp kích thích thị trường, tạo ra hàng hóa có giá thành thấp để thu hút người tiêu dùng”, ông Mười nói.
Tổng giám đôc Ngân hàng Eximbank Trương Văn Phước đưa ra con số để chứng minh lượng hàng tồn kho  của DN quá lớn. Theo đó, Eximbank thống kê 42% DN vay vốn tại đây và kết quả cho thấy giá trị hàng tồn kho của DN gấp đôi dư nợ.

Ông Phước nói: “Hàng tồn kho như tảng băng chìm dẫn tới nợ xấu của DN. Không làm vỡ tảng băng này thì cả ngân hàng, DN đều gặp khó khăn”.
Phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam Võ Quốc Thắng cho biết việc lãi suất trên 20%/năm kéo dài mấy năm gần đây đã quét sạch lợi nhuận tích cóp của DN trong vòng 5-10 năm.
Chưa kể, chi phí sản xuất của DN bị đẩy cao một phần do thủ tục hành chính. Là thành viên xây dựng Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính nhưng nhiều lần DN của ông Thắng cũng bị hành về mặt giấy tờ, thủ tục.
Nhanh chóng giảm nợ, giãn nợ
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank cho hay trong thời gian qua ngân hàng này đã tiến hành cơ cấu lại số nợ 1.500 tỉđồng; giảm lãi suất nợ cũ 8.000 tỉđồng về mức 15%/năm; tung gói hỗ trợ cho vay 2.000 tỉđồng với lãi suất 13%/năm, đến nay đã giải ngân được 1.700 tỉđồng.
Từ đây đến cuối năm, Sacombank tiếp tục tung ra gói hỗ trợ cho vay hơn 1.000 tỉđồng với lãi suất 13-15%/năm.
Ông Trương Văn Phước cho biết Eximbank đã khoanh nợ, giãn nợ hơn 3.000 tỉ đồng cho hơn 600 DN. Một số DN được giãn nợ từ 1-2 năm, thậm chí có trường hợp lên đến 6-7 năm.
Eximbank cũng đã giảm lãi suất  xuống còn 15% đối với phần lớn các khoản vay cũ. Mới đây nhất, ngân hàng này đã thông qua gói tín dụng cho vay 5.000 tỉđồng với lãi suất 10%/năm.
Ông Phước đề nghị NHNN, UBND TP.HCM cần kiến nghị Chính phủ có biện pháp kích cầu, kích thích tiêu dùng để giải phóng lượng hàng tồn kho cho DN.
Đại diện Ngân hàng BIDV cho hay qua rà soát hàng ngàn khoản vay, đến nay chỉ còn 6 khoản vay tại TP.HCM có lãi suất trên 15%. Ngoài ra, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 của BIDV giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, BIDV đã tích cực hỗ trợ, đồng hành với khó khăn của DN.


Xin nhấn mạnh rằng việc cơ cấu lại nợ không phải là chuyện ban phát hay xin cho. Doanh nghiệp nào đủ điều kiện, chúng tôi sẽ cơ cấu lại nợ để tháo gỡ khó khăn cho họ.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank


Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank cho hay từ ngày 17.7, tất cả các khoản vay của ngân hàng đã trở về mức 15%/năm. Thậm chí có nhiều khoản vay có lãi suất 13%/năm.
Riêng TP.HCM, Vietcombank đã cơ cấu lại nợ cho 11 DN. Hiện đang có 9 DN gửi hồ sơ lên ngân hàng để xem xét cơ cấu lại nợ.
Ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình (TP.HCM) cho rằng quan trọng nhất là quận phải liên kết được ngân hàng vớiDN và tìm đúng địa chị chỉ cần hỗ trợ, cho vay.
Vừa qua, quận Tân Bình đã kết nối để ngân hàng cho DN đóng trên địa bàn vay hơn 96 tỉđồng. Sắp tới, khoảng 100 tỉ đồng tiếp tục được giải ngân.
Lãi suất cho vay phải về 10%/năm
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho hay, 6 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ  đã dần ổn định hơn. Khả năng đổ vỡ của các ngân hàng được giám sát chặt chẽ. Đến nay chỉ còn hai lĩnh vực hạn chế cho vay là chứng khoán và bất động sản (xây dựng khu công nghiệp).

Trước đây, các khoản vay lãi suất 17-19%/năm được coi là thấp thì nay DN vẫn cho là cao và cần giảm thêm nữa.
Với các khoản vay cũ, NHNN đã có chỉ đạo các ngân hàng cổ phần, thương mại phải đưa về lãi suất 15%/năm. Qua hai tuần triển khai, các khoản vay cũ lãi suất trên 15%/năm chiếm 60% tổng số dư nợ hiện còn 35%.
Tuy nhiên, theo ông Bình, NHNN chỉ nhắc nhở, động viên chứ không thể bắt ngân hàng giảm lãi đối với nợ cũ. Bởi khoản vay giữa DN và ngân hàng là hợp đồng kinh tế và không bị “hồi tố” bởi các văn bản pháp luật ban hành sau.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết nếu lạm phát cả năm 2012 được khống chế ở mức 7% thì có thể cuối năm lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm. Còn nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được khống chế thì giữa năm sau lãi suất huy động có thể còn 7%/năm, lúc đó lãi suất cho vay sẽ ở mức 10%/năm.
“NHNN chỉ cần bơm ra thị trường vài trăm ngàn tỉđồng là nhiều DN hồng hào ra ngay. Nhưng việc bơm tiền chỉ được cho việc trước mắt chứ không tốt về lâu dài. Lúc đó, giá bất động sản lại lên vù vù. Bơm tiền thì DN khỏe cũng sống, yếu cũng sống; như vậy thì làm sao tái cơ cấu được nền kinh tế”, ông Bình phân tích.

Theo Trung Hiếu
Thanh niên

Đến 2030 nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP

Trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Đây là nội dung có trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/7/2012.

Quyết định nêu rõ, trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ nên việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời, việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Về chỉ tiêu cụ thể, vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP.

Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ phải giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ cho vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020. Đồng thời, gắn với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Bảo đảm nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ của nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%...

Cũng theo Chiến lược này, sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
 

Theo Trần Mạnh
Chinhphu.vn

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Giảm lãi suất cho vay: Nói suông đã thấy nhạt miệng

Doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn nên khó có điều kiện trả nợ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống ngân hàng (NH) cũng chỉ đạt 0,76%. Tình hình này buộc NH đang có nhiều hành động thực tế hơn.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Cơ cấu nợ cũ, đẩy nhanh cho vay mới
Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 6,3%, mức nhập siêu thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, mức giảm nhiều nhất được ghi nhận là nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và phục vụ sản xuất. Điều này cho thấy sức mua của nhiều thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam đang có sự suy giảm đáng kể. 

Các DN trong nước thiếu đơn hàng, nhất là đơn hàng dài hạn. Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay chính là các DN đã vay vốn với lãi suất cao trước đây hiện không còn khả năng trả nợ khi đầu ra bị thu hẹp. 

Trước thực tế trên, cộng thêm chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây về việc điều chỉnh khoản vay cũ xuống mức 15% cùng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8 - 10% trong 6 tháng còn lại của năm 2012, nhiều NH phải chủ động cơ cấu lại nguồn vốn vay cũ cũng như đẩy nhanh vốn ra để lưu thông. 

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc NH Sacombank cho biết, Sacombank đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với khách hàng DN và hộ dân. Theo thống kê, Sacombank có khoảng 26.000 tỷ đồng dư nợ tại NH được điều chỉnh trong đợt này và bình quân lợi nhuận Sacombank giảm 80 tỷ đồng/tháng. 

Sacombank đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn với hạn mức cho vay mỗi DN từ 30 - 300 tỷ đồng, giải ngân từ nay đến cuối năm 2012 cho16 DN tại TP.HCM lãi suất 13%/năm cố định trong 3 tháng đầu. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH OCB, cho biết, 379 hợp đồng vay cũ tại OCB đã giảm lãi suất xuống dưới 15% cho các đối tượng thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên. 

Thậm chí, có những khách hàng hiện nay được cơ cấu lại nợ lãi suất chỉ còn 12% vì “sức khỏe” những khách hàng này đang rất yếu buộc OCB phải linh hoạt về lãi suất để hỗ trợ DN. Còn đối với các lĩnh vực khác, theo ông Tùng, tùy theo uy tín của DN, NH sẽ xem xét giảm lãi suất nếu thấy cần thiết. 

Tương tự, ông Phạm Thiện Long, Phó tổng giám đốc NH HDBank, cũng thông tin về việc NH đang đang tập trung ưu tiên cơ cấu lại nợ cho các khách hàng DN thân thiết, có hoạt động hiệu quả và khả năng hấp thụ vốn tốt xuống dưới 15%. Lãnh đạo NH SHB cho biết còn 35% khách hàng đang vay với LS trên 15%/năm, hiện các chi nhánh NH đang giảm LS cho các khoản vay này, không phân biệt khách hàng cá nhân, DN. 

Cơ hội giấu nợ nần?

Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về những hành động hiện tại của NH. Thậm chí, không ít người hoài nghi việc điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng cũ đã vay trước đây xuống 15%/năm, mục đích sâu xa chỉ nhằm giấu khoản nợ nần vốn có tại các NH (nợ nần của NH tính đến tháng 6 là 6,3%, cao hơn nhiều so cuối năm 2011).
Theo đó, nợ nần tồn tại nhiều năm là sự tích lũy dồn tụ của những năm tăng trưởng nóng trước đó. Một phần do NH thẩm định dự án không chính xác, giải ngân vội với lãi suất cao khiến DN mất đi phương hướng kinh doanh. 

Và khi có quá nhiều vốn, DN đầu tư đa ngành, đầu tư theo phong trào mà không có sự quản lý giám sát của NH, dẫn đến nợ nần ngày hôm nay. Thay vì phải cơ cấu các NH yếu thì nay, chỉ thị ban hành như cơ hội để NH và DN bắt tay nhau biến hóa các khoản nợ sắp đến thời hạn báo cáo cuối năm, nay nợ nần thành nợ tốt bằng cách đảo nợ, gia hạn nợ với lãi suất rẻ...

Có lẽ đây chỉ là những ý kiến suy luận dựa trên diễn biến thị trường. Và dẫu rằng còn rất nhiều ý kiến phản đối từ phía DN không được vay vốn rẻ hay DN không được cơ cấu nợ cũ... nhưng thực tế cho thấy, gần đây hệ thống NH thương mại đã có nhiều hy sinh lợi nhuận (chuyện mà trước nay hiếm có), hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn là điều đáng ghi nhận. 

Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, hầu hết các NH thương mại đều đã cơ cấu lại nợ cũ cho DN. Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ nhưng tính sơ bộ trên địa bàn thành phố đã có trên 4.200 DN nhỏ và vừa tiếp cận 25.200 tỷ đồng với lãi suất tối đa 13%/năm, lãi suất phổ biến từ 12 - 12,5%/năm. 

Không chỉ vậy, các NH cũng nhận thức khó khăn mà các DN đang đối mặt không những là thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất kinh doanh mà còn về đầu ra của sản phẩm. 

Do đó, nói như ông Nguyễn Đình Tùng, định hướng tiếp theo các NH sẽ chú trọng mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho cá nhân nhằm góp phần kích cầu và kích thích sản xuất.

QUỲNH VŨ

Ngân hàng phải báo cáo lãi suất hằng tuần

Ngân hàng phải báo cáo lãi suất hằng tuần

Từ nay, các ngân hàng phải gửi báo cáo lãi suất huy động cũng như cho vay bằng VNĐ trước 3 giờ chiều thứ 5 hàng tuần. Đây được xem như biện pháp mới để giám sát việc lách trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Ngày 24/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản số 533 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tình hình lãi suất bằng đồng Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng phải gửi báo cáo về lãi suất huy động - cho vay về Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước trước 3 giờ chiều ngày thứ 5 hằng tuần.
Theo Ngân hàng Nhà nước, biện pháp này cũng nhằm góp phần phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Trước đó, tình hình lách "trần" lãi suất huy động hoặc cho vay với lãi suất "quá tay" vẫn xảy ra tại một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng hiện nay là 9% một năm, các kỳ hạn dài được thả nổi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà băng vẫn "lách" bằng cách nhận tiền gửi của khách ở kỳ hạn dài - lãi suất cao nhưng lại cho rút gốc linh hoạt và vẫn được hưởng lãi suất 9% một năm thay vì không kỳ hạn.
Về lãi suất cho vay, trước đó Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến khống chế trần lãi suất cho vay không quá 3% lãi suất huy động. Gần đây, sau khi Thống đốc lệnh cho các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất cho vay 15% một năm, một số doanh nghiệp cho hay vẫn phải vay với lãi suất cao hơn 15%.
Trâm Anh

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Habubank hết nợ nần tiếp tục phát triển

Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra?

Đó là một trong những câu hỏi được đặt ra với TS.Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, trong cuộc trao đổi quanh chủ đề nợ xấu và phá thế đóng băng tín dụng.

Thưa ông, sự liên quan giữa nợ xấu và tăng trưởng tín dụng âm trong những tháng qua là gì?

Nợ xấu đang là vấn đề vô cùng bức xúc hiện nay trong nền kinh tế. Vì chúng mà trong 6 năm trời, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị thụt lùi, lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng bị sụt giảm không dễ ngày một ngày hai phục hồi.

Tôi đã báo cáo với Thủ tướng rằng, nợ xấu Việt Nam hiện đã ở mức báo động và ngấp nghé ở mức 10% GDP (tỷ lệ này của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6%/tổng dư nợ tín dụng).

Nếu để số nợ này cho hệ thống ngân hàng xử lý thì mỗi năm chỉ xử lý được từ 1,5-2% và phải mất 5-7 năm sau mới xử lý được. Trong chừng đó thời gian, các ngân hàng sẽ chơi bài: nghiêm ngặt cho vay mới, chủ yếu tập trung đòi nợ cũ; đồng thời duy trì lãi suất cao để bù vào tổn thất do nợ xấu, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước muốn áp đặt lãi suất tiền vay theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Như vậy thì việc phá thế “đóng băng tín dụng” chưa biết đến bao giờ. Cứ tưởng tượng rằng, nền kinh tế tiếp tục đình đốn thêm 5-7 năm, doanh nghiệp trở thành hoang tàn, mọi ngả đường của dòng vốn không luân chuyển được, thất nghiệp gia tăng thì hậu quả sẽ không thể lường hết.

Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra?

Tất nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng thì phải có lãi. Nhưng với số lãi của ngân hàng thì không nên chỉ nhìn vào số tuyệt đối vì họ quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ và nếu so sánh tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu, hay tổng tài sản thì không thực sự cao như nhiều loại hình doanh nghiệp khác.

Khi phân tích cơ cấu, bản chất lợi nhuận thì đừng nhìn vào con số lãi của các ngân hàng công bố để rồi tin rằng ngân hàng nào cũng lãi thật. Tôi biết rất nhiều ngân hàng bị dính nợ xấu rất lớn nhưng đã “ăn” vào vốn.

Con đường hạch toán này như sau: một món vay không thể đòi được nhưng ngân hàng vẫn hạch toán vào sổ, vẫn ghi lãi dưới hình thức “dự thu” nhưng thực chất đã “ăn” vào vốn tự có, cổ đông vẫn nhận cổ tức bình thường. Đáng lẽ, nếu hạch toán đúng theo thông lệ quốc tế, nợ nhóm 4,5 phải coi là lỗ.

Sự bất công của người chịu lãi suất tiền vay ở chỗ: toàn bộ lợi nhuận là ăn vào vốn trong khi vốn vẫn giữ nguyên thì chỉ còn cách đẩy lãi suất tiền vay lên bắt người vay phải chịu, chứ đào đâu ra? Chưa kể, với cách hạch toán đó, ngân hàng còn làm cho chi phí hoạt động rẻ một cách giả tạo để có được con số lợi nhuận công bố trước công chúng.

Nợ xấu có liên quan gì đến khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính còn lớn hơn nhiều lần so với tổng khối lượng tín dụng của nền kinh tế hiện đang bị đóng băng?

Tình trạng hiện nay khá căng thẳng, bởi khi nợ xấu không được xử lý, đã có rất nhiều trường hợp ngân hàng hứa với doanh nghiệp cứ tiếp tục trả nợ cũ cho vay mới nhưng sau khi doanh nghiệp trả nợ thì đóng sập cửa không cho vay.

Cũng có những trường hợp khác còn tồi tệ hơn thế. Chúng tôi đã đi khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long và thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp dệt may, nuôi tôm cá... sau khi được ngân hàng hứa “trả cũ cho vay mới” đã đi vay “chợ đen” để đáo hạn. Không ngờ, sau khi thu một phần nợ cũ, ngân hàng dừng cho vay mới, doanh nghiệp không có tiền thanh toán cho khoản vay ngoài, buộc phải đóng cửa bỏ trốn sự truy sát của xã hội đen.

Hỏi rằng, tài sản thế chấp đâu thì họ nói đã đưa hết cho ngân hàng. Như vậy, nợ xấu vừa làm đông cứng tín dụng, vừa khóa chặt khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính lớn hơn rất nhiều khối lượng tín dụng đã đẩy ra nền kinh tế. Đó là một mối lo không thể không giải quyết.

Xung quanh giải pháp cho vấn đề nợ xấu, một ngân hàng thương mại lớn cũng đề xuất mô hình công ty AMC với sự góp vốn của nhiều bên, ý kiến ông về vấn đề này như thế nào?

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, có một ngân hàng cũng đưa ra đề án thành lập công ty AMC và phát cho các đại biểu tham khảo. Theo đề án này, cơ cấu vốn của công ty mua bán nợ có vốn chủ sở hữu nhà nước 30%, còn các ngân hàng thương mại khác chiếm 70% nhưng tôi cho rằng không nên làm theo mô hình này.

Vì, giả định rằng công ty mua bán nợ có huy động vốn của các ngân hàng thương mại đi chăng nữa thì tỷ lệ vốn của nhà nước thông qua ngân hàng trung ương phải trên 50% để nắm giữ quyền chi phối.

Mặt khác, phải thống nhất quan điểm rằng, mục tiêu thành lập công ty đó không phải vì lợi nhuận mà vì mục tiêu “xử lý cục máu đông” nợ xấu. Nếu không, có lợi thì công ty sẽ mua, không có lợi công ty sẽ không mua thì không thể giải quyết được bản chất vấn đề. Một khi nợ xấu còn nằm ỳ ra đó thì tín dụng làm sao tăng được?

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu

Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu

Theo VAFI, 10 giải pháp này có thể giúp xử lý ít nhất 50% nợ xấu ngân hàng, không tốn nhiều tiền của nhà nước, làm lành mạnh hệ thống ngân hàng thương mại và giúp kinh tế nhanh phục hồi.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có bản đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Giải pháp đầu tiên mà VAFI đề xuất là các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này, theo VAFI, sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.
Thứ 2, các ngân hàng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu.
habubank hết nợ nần
Nợ xấu Ngân hàng hiện là 8,6% tổng dư nợ. Ảnh: B.H.
Thứ 3, Nhà nước cần chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi theo 3 phương pháp. Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.
Phương pháp thứ hai là chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Theo lý giải của VAFI, đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới . Đối với Việt Nam, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công, không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các ngân hàng.
Để các điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa được thành công, theo VAFI, trong vai trò đồng chủ nợ các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.
Giải pháp xử lý nợ xấu thứ 4, ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%. Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30% vốn điều lệ.
Thứ năm, Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những nhà băng yếu kém. Những ngân hàng yếu kém, theo định nghĩa của VAFI, là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao.
Giải pháp thứ 6, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, việc mua lại này cần sự hỗ trợ từ tài chính từ phía Ngân hàng nhà nước.
Thứ 7, miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. VAFI cho rằng, việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước.
Thứ 8, Nhà nước cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính cho rằng, điều này giúp giảm lãi suất huy động, và giúp hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ.
Phá băng thị trường bất động sản là giải pháp thứ 9 được VAFI đưa ra. Hiệp hội này lý giải, trong giai đoạn hiện nay vẫn còn hàng triệu người chưa có khả năng mua nhà, nếu giá nhà chỉ ở mức vài trăm triệu đồng một căn thì nhu cầu thực tế là rất lớn. Vì thế, nhà nước cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25 m2 thành hiện thực.
Đồng thời, theo VAFI, Nhà nước nên giảm 50% thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí.
Giải pháp cuối cùng, thứ 10, Nhà nước nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tằng. Không nên đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành lĩnh vực chưa cấp thiết.
Nợ xấu theo báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3 là 8,6%, tương đương với 202.000 tỷ đồng. Để xử lý khoản nợ xấu này, nhà điều hành cũng gợi ý giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) với số vốn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, giải pháp về công ty mua bán nợ xấu vẫn dừng lại ở mức tham khảo và bàn bạc, chứ chưa có gì chính thức, cụ thể.
Nhiều chuyên gia cho rằng, xử lý nợ xấu là việc nên quyết định và hành động nhanh để tránh những hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng hứa sẽ đưa ra những biện pháp cụ thẻ trong năm nay để trình Chính phủ.
Tuấn Lân

Moody’s hạ tín nhiệm 13 ngân hàng Italy

Moody’s hạ tín nhiệm 13 ngân hàng Italy

10 ngân hàng đã bị đánh tụt xuống Baa2 - bằng với xếp hạng của Chính phủ, 3 nhà băng còn lại được xếp ở Baa3, đều với triển vọng tiêu cực.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Ngày hôm qua (16/7), hãng đánh giá tín dụng Moody’s thông báo đánh tụt từ một đến hai bậc tín nhiệm dài hạn của 13 ngân hàng Italia, sau khi đã hạ xếp hạng trái phiếu Chính phủ nước này cuối tuần trước.
Hãng này giải thích việc Chính phủ Italia bị hạ tín nhiệm có thể ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng nước này. Các nhà băng Italia chịu rủi ro rất lớn từ kinh tế trong nước, vì thế, xếp hạng tín dụng không thể cao hơn Chính phủ. 10 ngân hàng đã bị hạ xuống Baa2 và 3 nhà băng còn lại được xếp ở Baa3, đều với triển vọng tiêu cực.
habubank hết nợ nần
Các ngân hàng Italia bị hạ tín nhiệm do chính phủ khó có khả năng hỗ trợ tín dụng. Ảnh: Telegraph
Cụ thể, Moody’s đã hạ hai bậc tín nhiệm dài hạn của UniCredit, Intesa Sanpaolo và Banca IMI. Các nhà băng bị hạ một bậc là Banca Monte Parma, Cassa di Risparmio di Parma & Piacenza, Banca Popolare Friuladria và GE Capital (chi nhánh của General Electric Capital).
Banca CR Firenze, Cassa Depositi & Prestiti và Istituto Servizi Mercato Agricolo Alimentare cũng bị đánh tụt xuống Baa2. Ba ngân hàng bị hạ xuống Baa3 là Banca Carige, Credito Emiliano và UniCredit Leasing (thuộc UniCredit).
Thứ 5 tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng trái phiếu Chính phủ Italia xuống mức Baa2 với triển vọng tiêu cực. Hãng này cũng cảnh báo sẽ còn “xuống tay” mạnh hơn nữa khi nước này đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng nợ. Động thái này của Moody’s là minh chứng rõ ràng nhất cho sự xuống cấp tín dụng tại eurozone khi cuộc khủng hoảng đang lan rộng ra cả khối.
Trong tháng 1, Standard & Poor's đã hạ hai bậc tín dụng của Italy xuống BBB+. Pháp và Áo bị hạ một bậc xếp hạng từ AAA xuống AA+. 6 nước trong eurozone cũng chung cảnh ngộ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Malta, Slovakia và Slovenia.
Moody’s đã hạ xếp hạng 26 ngân hàng Italia trong tháng 5 với lý do lỗ lớn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. Động thái trên phản ánh cuộc khủng hoảng nợ công tại đây đang ngày càng trầm trọng và làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ ba eurozone này.
Hà Thu (theo Wall Street Journal)

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

'Ngân hàng cho vay theo kiểu tiệm cầm đồ'

'Ngân hàng cho vay theo kiểu tiệm cầm đồ'

Gặp gỡ các ngân hàng TP HCM sáng 6/7, lãnh đạo Công ty Tân Nhất Hương nhận xét, nhà băng hiện nay cho vay chỉ dựa trên tài sản thế chấp là chính, giống như cách làm của tiệm cầm đồ.
>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Bà Vũ Thị Hoài Sơn, Giám đốc Công ty Tân Nhất Hương cho biết, đơn vị bà chuyên sản xuất kem làm bánh, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Bà gặp lãnh đạo Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp TP HCM để nhờ hỗ trợ vay vốn thì bị từ chối.
Lãnh đạo quỹ cho rằng, đơn vị bà Sơn không thuộc nhóm hàng được vay ưu đãi và đưa ra danh sách gồm 11 nhóm thuộc diện ưu tiên khác. "Tại sao một doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên sản xuất hàng xuất khẩu lại không thuộc diện được ưu tiên vay vốn?", bà Sơn thắc mắc.
habubank hết nợ nần
Doanh nghiệp cảm giác ngân hàng cho vay giống tiệm cầm đồ. Ảnh: Lệ Chi.
Vị giám đốc này còn cho rằng, bà có cảm giác các ngân hàng hiện nay cho vay vốn giống như những tiệm cầm đồ, bởi thực tế để tiếp cận vốn vay, doanh nghiệp hết sức khổ sở. Hầu như nhà băng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, còn lãi suất thì luôn ở những mức cao ngất ngưởng.
"Tôi thật sự hy vọng năm nay hoặc sang năm, các nhà băng nên đồng cảm hơn với doanh nghiệp và cố gắng giảm lãi suất hơn nữa trong ngành xuất khẩu", bà Sơn bộc bạch.
Đại diện Công ty Song Tâm cũng cho hay, đơn vị ông đã thành lập được 3 năm chuyên về thương mại điện tử. Theo ông, đây là một ngành có thể mang lại lợi nhuận cao và đang trong xu hướng phát triển, tuy nhiên, kèm theo đó rủi ro cũng không ít. Chính vì vậy mà khi Song Tâm đến các ngân hàng gõ cửa vay vốn đều bị từ chối. "Vậy để có thể vay được vốn kinh doanh các dự án Thương mại điện tử này, chúng tôi cần có những điều kiện như thế nào", vị đại diện nêu ý kiến.
Một số doanh nghiệp khác bên cạnh việc kêu vướng về tài sản thế chấp, còn than thở lãi suất cao. Lãnh đạo Công ty TNHH sản xuất thương mại Êm Đềm chuyên kinh doanh về bất động sản bộc bạch, doanh nghiệp ông có ký hợp đồng vay trung hạn với một ngân hàng lãi suất 19%. Nay công ty ông có công văn đề nghị ngân hàng giảm lãi suất nhưng vẫn chưa được chấp nhận. "Trong bối cảnh thị trường nhà đất đóng băng như hiện nay, khoản tiền lãi hàng tháng với mức 19% thực sự là một áp lực lớn cho doanh nghiệp", ông bày tỏ.
Trước những phản ánh của doanh nghiệp, lãnh đạo Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trên địa bàn TP HCM đã lần lượt giải đáp.
Đại diện Vietinbank thừa nhận, trong bối cảnh hiện nay phải trả lãi suất vay trung dài hạn lĩnh vực bất động sản 19% là khá cao. Thông thường, mức lãi vay cho diện này sẽ bằng mức vốn huy động ngắn hạn cộng với biên độ tối đa 5%, thậm chí có nhà băng chỉ áp biên độ 3 hoặc 4%. Sau đó, từng quý sẽ điều chỉnh một lần. Do đó, khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp nên chú ý đến các điều khoản thỏa thuận để dễ dàng đàm phán sau này.
Về trường hợp của Công ty Tân Nhất Hương, ông Trần Bửu Long, Phó giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp TP HCM cho rằng, không có lĩnh vực nào Quỹ từ chối bảo lãnh cả.
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn khi thiếu tài sản thế chấp. Vì đây là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc UBND TP HCM nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp được phép vay vốn ngân hàng", ông Long nói.
Cũng theo ông Long, các doanh nghiệp muốn vay vốn trung, dài hạn tại ngân hàng phải có dự án đầu tư, còn ngắn hạn phải có phương án kinh doanh thì Quỹ bảo lãnh tín dụng mới hỗ trợ được.
Điều kiện theo ông Long, chỉ cần doanh nghiệp thuộc diện nhỏ và vừa theo Nghị định 56, dưới 300 lao động, có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án kinh doanh đó là 10%. Ngoài ra, dự án phải khả thi: dữ liệu đầu vào phù hợp với trình độ sản xuất, năng lực, vốn, thực tiễn…; không được nợ đọng thuế, nợ xấu thì sẽ tiếp cận được Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Riêng lĩnh vực thương mại điện tử, Phó tổng giám đốc Ngân hàng OCB Phạm Linh cho rằng, hiện tại không phải riêng Việt Nam mà ngay cả nước ngoài cũng xem đây là một ngành khá rủi ro vì khó xác định được doanh nghiệp đã thành lập bao nhiêu lâu, có bước tiến nào trong kinh doanh...
Do vậy, theo ông Linh, doanh nghiệp hoạt động Thương mại điện tử tiếp cận ngân hàng rất khó mà phải có những quỹ đầu tư tham gia cùng đánh giá hiệu quả và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Đối với doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phương án kinh doanh mở rộng sẽ là phương án để các nhà băng sắp xếp tài trợ cho vay. Còn đối với điều kiện cho vay không khác các phương án khác, có tính toán dòng tiền. Nếu rủi ro cao quá doanh nghiệp phải có thêm tài sản đảm bảo.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết, bản thân cơ quan này đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Hiện nay, ngành ngân hàng tiếp tục phối hợp với quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu doanh nghiệp nào gặp khó khăn, không có tài sản đảm bảo sẽ đứng ra bảo lãnh vay vốn.
Ông Dũng cũng cho hay, trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đang phối hợp với Sở công thương, Hiệp hội doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến thương mại... để tập hợp danh sách các doanh nghiệp cụ thể gặp khó khăn, có nhu cầu về vốn. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân chia cụ thể cho các nhà băng trên địa bàn để được giải quyết ngay.
"Mô hình này đang được triển khai tại quận Tân Bình và đã có khoảng 11 doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp được khoảng 60 tỷ đồng. Tuy bước đầu số lượng doanh nghiệp được giải quyết chưa nhiều, số vốn cũng còn khiêm tốn nhưng thể hiện nỗ lực của các ngành, các cấp", ông Dũng nói.
Giải thích thêm những thắc mắc vì sao lãi suất ưu đãi không mở rộng cho tất cả các đối tượng, ông Dũng cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, Chính phủ chưa thể mạnh dạn đưa vốn ra nhiều do sợ lạm phát mà chỉ dám đưa vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm kích thích phát triển kinh tế. Những lĩnh vực khác, theo ông Dũng, nếu là đối tượng khách hàng truyền thống, thân thiết tốt của các nhà băng vẫn có thể tiếp cận lãi suất thấp hơn 13%.
Vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp thông cảm cho cái khó của ngành ngân hàng. Bởi theo ông, hiện nay doanh nghiệp đang khó khăn vì hàng tồn kho nhiều, không có phương án kinh doanh hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng... nên ngân hàng khó lòng giải quyết được tất cả cho doanh nghiệp. Vì bản thân ngân hàng cũng cũng hoạt động như một doanh nghiệp, phải tuân theo hệ số an toàn.
Lệ Chi

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Ngân hàng nhỏ lại thưởng lãi suất ‘chui’

Ngân hàng nhỏ lại thưởng lãi suất ‘chui’

Vẫn trưng biển huy động 14% một năm cho kỳ hạn một tháng nhưng một số nhà băng nhỏ âm thầm tặng khách hàng thêm 1% để tiền không chảy sang ngân hàng khác.
>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Sau khi bán chốt lời một căn nhà biệt thự, chị Hà – nhân viên một công ty viễn thông tại Hà Nội, đem tiền gửi ở một nhà băng cổ phần. Đọc báo chị tưởng các ngân hàng chỉ còn độc mức 14% một năm cho các khoản gửi tiết kiệm. Thế nhưng, khi gọi điện hỏi cô nhân viên giao dịch ở ngân hàng vốn quen với chị, thì được biết ngân hàng vẫn có thưởng thêm.
habubank hết nợ nần
Lãi suất ở một số nhà băng nhỏ là 14% một năm cộng thêm 1% thưởng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Theo đó, nếu chị chuyển tiền đến gửi, nhà băng sẽ tặng ngay 1% một năm trên tổng số tiền gửi ở tháng đầu tiên. Nếu số tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên thì còn được hưởng thêm một số quà khác, ngoài lãi suất chính thức là 14% một năm.
Nhân viên ngân hàng tiết lộ, các khoản ưu đãi này chủ yếu dành cho khách đã từng gửi ở ngân hàng hoặc mối quen biết chứ không trả lời với người lạ. “Giờ mà bị thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện thì rách việc lắm, không cẩn thận là bị mấy ông khách hàng giả danh ‘cài’ là tha hồ mà mệt. Vì thế, bọn em chỉ nói với khách quen thôi”, cô này nói.
Bên cạnh nhà băng nói trên, một số ngân hàng cổ phần khác cũng thực hiện các thao tác tương tự đối với các khách hàng đang gửi tiền nhưng muốn chuyển sang nơi khác. Trưởng phòng phụ trách nguồn vốn một nhà băng cỡ vừa tại Hà Nội cho biết: “Nếu để lãi suất bằng nhau thì chúng tôi làm sao mà cạnh tranh được với mấy ngân hàng lớn. Việc tìm cách 'lách' mức 14% ở giới hạn vừa phải cũng là chuyện bắt buộc mà thôi”.
Trong khi đó, một số nhà băng vẫn giữ mức lãi suất công khai là 14% nhưng có kèm thêm chương trình bốc thăm trúng thưởng lớn. Tổng giám đốc một ngân hàng tại TP HCM cho biết, các chương trình khuyến mại này hiệu lực từ trước khi có cam kết nên không vi phạm.
Còn lãnh đạo một ngân hàng cổ phần khá lớn tại Hà Nội thì nói thẳng: “Ai cũng hiểu rằng, nếu cùng một mức lãi suất như nhau thì gửi ngân hàng lớn chắc chắn tốt hơn. Nếu cơ quan quản lý mà tuýt còi triệt để việc khuyến mại bằng bốc thăm trúng thưởng thì các những nhà băng cổ phần nhỏ sẽ cực kỳ khó khăn, đặc biệt là dịp giáp Tết thế này”. Ông này cho rằng, du di khoảng 1% quanh mức lãi suất cam kết là có thể chấp nhận được để đảm bảo các ngân hàng nhỏ không bị lép vế toàn diện.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP HCM thì cho biết, vào dịp cuối năm, các tổ chức tín dụng nhỏ chẳng muốn giành giật vốn với ai mà chỉ muốn giữ khách của mình. Hiện tại, việc vay trên liên ngân hàng của các nhà băng nhỏ là rất khó nên chỉ còn trông chờ vào nguồn huy động từ dân cư.
Giám đốc phụ trách khối nguồn vốn của một ngân hàng quốc doanh lớn tỏ ra thông cảm với việc “xé rào” trong khoảng 1% của một số nhà băng cổ phần. “Một anh đẹp trai, to cao và một anh thì thấp bé, nhẹ cân, lại còn xấu mã, nếu cùng 'cưa' một cô mà cho cạnh tranh công bằng thì anh sau làm sao có cửa. Vì thế, anh đó cũng phải có một số cái khác để cân bằng cũng là bình thường”, vị này nhận xét.
Chuyên gia về tiền tệ nói trên cho biết, hiện tại thị trường tiền tệ khá ổn định. Thị trường liên ngân hàng có lãi suất qua đêm chỉ khoảng 10% một năm, 1-2 tuần là 12% và 1 tháng khoảng gần 14% một năm. Dòng vốn từ dân cư cũng không biến động mạnh từ ngân hàng này sang ngân hàng khác vì mức chênh lệch thưởng 1% tại các nhà băng nhỏ. “Thực tế thì trước đây các ngân hàng đã đồng thuận với nhau là 15% nhưng sau đó Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu giảm xuống 14%. Vì thế, việc ngầm định để nhà băng lớn ở mức 14% và nhỏ 15% cũng có thể chấp nhận được”, chuyên gia này kết luận.
Hoàng Ly

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Nhà băng ‘chơi’ nhau vì lãi suất khủng

Nhà băng ‘chơi’ nhau vì lãi suất khủng

Bị đối thủ giật vốn, một số nhà băng đã tung ra nhiều chiêu để trả đũa khiến nhân viên, lãnh đạo ngân hàng đối thủ phải đếm tiền lẻ mệt nghỉ, giải trình liên miên và nhiều phen khóc dở mếu dở.

>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch
Cùng đi với khách hàng đến một nhà băng để rút tiền, chị Hằng – nhân viên của một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội, gặp phải những bộ mặt hằm hằm của giao dịch viên và trưởng phòng giao dịch. Trong 2 ngày, chị phải đến đây tới 4 lần để rút tiền cùng khách và đưa về ngân hàng của mình với tổng số tiền lên tới gần 6 tỷ đồng.
Với những khách hàng thông thường, nhân viên của nhà băng rất nhẹ nhàng và lịch sự. Nhưng nhìn thấy chị Hằng trong đồng phục nhân viên một ngân hàng khác đi rút tiền hộ khách hàng, giao dịch viên mặt “trông như đâm lê” và nói năng với thái độ khó chịu. Chưa hết, một khách hàng rút tiền lên tới gần 2 tỷ đồng nhưng bộ phận quỹ lại xuất ra trả toàn tiền 50.000 đồng và lẫn cả 20.000 đồng chứ không chi tiền mệnh giá cao hơn.
habubank hết nợ nần
Nếu đối thủ đến rút tiền cùng khách hàng, nhân viên cho một đống tiền mệnh giá nhỏ cho bõ ghét. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Khách hàng thì buồn cười nhưng không bực mình bởi họ không phải kiểm đếm hoặc mang vác tiền mà chỉ đơn thuần nhận sổ tiết kiệm mới với lãi suất cao hơn. Còn với chị Hằng, bộ phận đi hộ tống và ngân quỹ thì một phen “bở hơi tai” với mớ tiền được chi. Nhân viên này tâm sự: “Trong thời buổi ai cũng phải chạy theo chỉ tiêu huy động vốn mà nhìn thấy đối thủ giật tiền của mình ngay trước mặt thì ai chả bực. Tôi hiểu điều đó nên việc bị lạnh nhạt và gây khó dễ cũng là bình thường”.
Tuy nhiên, việc đưa bộ mặt khó chịu, chi tiền lẻ chỉ là chiêu “hiền” nhất. Với các nhà băng bị rút vốn, chiêu phổ biến là đi ghi lại bằng chứng đối thủ huy động với mức lãi suất khủng vượt mức cam kết 14% để gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần nhỏ tiết lộ, cán bộ kiểm tra của Ngân hàng Nhà ước chỉ đi điểm, làm sao mà biết được hết. Tuy nhiên, với đối thủ cạnh tranh, ngân hàng bạn tăng lãi suất là họ biết ngay và có thể tìm được bằng chứng dễ dàng. Họ cũng “tố” lên cơ quan quản lý nhưng ngân hàng bạn thấy “động” là lập tức “rút vào bí mật” nên việc cảnh cáo các nhà băng vi phạm đồng thuận không nhiều.
Ông này tiết lộ, nhân viên bây giờ ít “tố” với báo chí vì khi báo đăng, khách hàng ào ạt tới gửi tiền ở chỗ đối thủ thì chính bản thân ngân hàng báo tin lại bị rút vốn mạnh hơn. “Để phạt được nhà băng tăng lãi suất lên quá đồng thuận thì còn lâu mà cái hại đã nhãn tiền nên phải làm kín”, lãnh đạo này nói.
Trong khi đó, có nhà băng lên tiếng “tố” Techcombank làm náo loạn thị trường cũng lén huy động với lãi suất 17% một năm, thậm chí cao hơn với một số khách hàng. Tổng giám đốc một nhà băng cổ phần tại TP HCM cho biết: “Ngân hàng nào cũng muốn huy động thêm vốn cả nhưng không ai muốn khai là mình huy động cao. Còn việc Techcombank lỡ công bố cho bàn dân thiên hạ thì ráng mà chịu thêm vài lời ‘dậu đổ bìm leo’ cũng là chuyện bình thường”, ông này bình luận.
Còn lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh tại Hà Nội thì nhận định, vụ nhét tờ rơi quảng cáo lãi suất 17% đến 2 lần vào nhà riêng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Giàu, chắc chắn là do người của nhà băng khác. “Chắc đơn vị này bị giật vốn nhiều mà không làm gì được nên đi ‘thầy dùi’ để cho Techcombank dính đòn nặng hơn cho bõ tức”, ông này bình luận.
Chuyên gia tiền tệ có nhiều năm kinh nghiệm này còn cho biết, sau khi Techcombank bị “tuýt còi” với tờ rơi quảng cáo lãi suất 17% bị đăng khắp các mặt báo, nhà băng nào cũng sợ bị lộ. Ông này nói: “Bây giờ thì tất cả các loại lãi suất huy động thỏa thuận đều rút vào bí mật hoàn toàn cho đảm bảo an toàn. Lỡ trưng quảng cáo ra báo chí hoặc đối thủ chụp được, nộp cho Ngân hàng Nhà nước hoặc thì khổ”.
Hoàng Ly