Moody’s hạ tín nhiệm 13 ngân hàng Italy
10 ngân hàng đã bị đánh tụt xuống Baa2 - bằng với xếp hạng của Chính phủ, 3 nhà băng còn lại được xếp ở Baa3, đều với triển vọng tiêu cực.
>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thậtNgày hôm qua (16/7), hãng đánh giá tín dụng Moody’s thông báo đánh tụt từ một đến hai bậc tín nhiệm dài hạn của 13 ngân hàng Italia, sau khi đã hạ xếp hạng trái phiếu Chính phủ nước này cuối tuần trước.
Hãng này giải thích việc Chính phủ Italia bị hạ tín nhiệm có thể ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng nước này. Các nhà băng Italia chịu rủi ro rất lớn từ kinh tế trong nước, vì thế, xếp hạng tín dụng không thể cao hơn Chính phủ. 10 ngân hàng đã bị hạ xuống Baa2 và 3 nhà băng còn lại được xếp ở Baa3, đều với triển vọng tiêu cực.
Các ngân hàng Italia bị hạ tín nhiệm do chính phủ khó có khả năng hỗ trợ tín dụng. Ảnh: Telegraph |
Cụ thể, Moody’s đã hạ hai bậc tín nhiệm dài hạn của UniCredit, Intesa Sanpaolo và Banca IMI. Các nhà băng bị hạ một bậc là Banca Monte Parma, Cassa di Risparmio di Parma & Piacenza, Banca Popolare Friuladria và GE Capital (chi nhánh của General Electric Capital).
Banca CR Firenze, Cassa Depositi & Prestiti và Istituto Servizi Mercato Agricolo Alimentare cũng bị đánh tụt xuống Baa2. Ba ngân hàng bị hạ xuống Baa3 là Banca Carige, Credito Emiliano và UniCredit Leasing (thuộc UniCredit).
Thứ 5 tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng trái phiếu Chính phủ Italia xuống mức Baa2 với triển vọng tiêu cực. Hãng này cũng cảnh báo sẽ còn “xuống tay” mạnh hơn nữa khi nước này đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng nợ. Động thái này của Moody’s là minh chứng rõ ràng nhất cho sự xuống cấp tín dụng tại eurozone khi cuộc khủng hoảng đang lan rộng ra cả khối.
Trong tháng 1, Standard & Poor's đã hạ hai bậc tín dụng của Italy xuống BBB+. Pháp và Áo bị hạ một bậc xếp hạng từ AAA xuống AA+. 6 nước trong eurozone cũng chung cảnh ngộ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Malta, Slovakia và Slovenia.
Moody’s đã hạ xếp hạng 26 ngân hàng Italia trong tháng 5 với lý do lỗ lớn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. Động thái trên phản ánh cuộc khủng hoảng nợ công tại đây đang ngày càng trầm trọng và làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ ba eurozone này.
Hà Thu (theo Wall Street Journal)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét